Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Đặt Mua Báo Cáo
Trang Chủ
Giới thiệu
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Các lĩnh vực chuyên môn
Kinh nghiệm
Giá trị cốt lõi
Đối tác
Tin tức
Tin tức
Ðiều
Hồ tiêu
Lâm sản &gỗ
Rau quả
Chè
Sữa
Cà phê
Mía đường
Cao su
Thịt & thực phẩm
Phân bón
Thức ăn chăn nuôi
Thủy sản
Lúa gạo
Hoạt động
Bản tin
Các dự án,hoạt động đã làm
Các dự án
Nhân sự
Ban lãnh đạo
Phòng Tổng hợp
Phòng Thông tin truyền thông
Sản phẩm
Dữ liệu
Thư viện
Doanh nghiệp Mỹ đua nhau vỡ nợ
30 | 09 | 2008
Khủng hoảng ở Phố Wall khiến cả doanh nghiệp trong các lĩnh vực phi tài chính ở Mỹ cũng điêu đứng theo.
Theo giới chuyên môn, tình trạng thắt chặt tín dụng đang là nỗi ám ảnh đối với gần như tất cả mọi lĩnh vực tại nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Danh sách “đen"
Thiếu vốn đang là lý do khiến số công ty Mỹ đã và chuẩn bị vỡ nợ đang tăng mạnh.
Thống kê của Standard & Poor’s cho thấy, từ đầu năm nay tới ngày 9/9 vừa qua, đã có 57 công ty của Mỹ lâm vào cảnh vỡ nợ (không tính các vụ phá sản theo quy định của pháp luật Mỹ), với tổng số nợ lên tới 43,5 tỷ USD, so với mức 22 công ty vỡ nợ trong cả năm 2007.
Trong số 57 “nạn nhân” này, có 45 công ty không nằm trong ngành tài chính. Trong thời gian tới, số vụ vỡ nợ sẽ còn gia tăng vì có tới 70% doanh nghiệp phi tài chính ở Mỹ đang có mức xếp hạng tín nhiệm dưới mức đầu tư.
Standard & Poor’s dự báo, tỷ lệ vỡ nợ của thời kỳ 3 năm từ 2008 - 2010 đối với các doanh nghiệp phi tài chính có mức xếp hạng tín nhiệm thấp sẽ tăng lên mức 23,2%, cao kỷ lục từ năm 1981 tới nay.
Khó có thể khẳng định đâu là những doanh nghiệp Mỹ tiếp theo lâm vào cảnh vỡ nợ. Tuy nhiên, Standard & Poor’s đã liệt kê ra 162 doanh nghiệp có nguy cơ vỡ nợ cao nhất trong vòng 12 tháng tới.
Trong danh sách “đen" này, phải kể tới những cái tên lớn trong giới doanh nghiệp Mỹ như UAL - tập đoàn mẹ của hãng hàng không United Airlines, hãng xe hơi lớn nhất nước Mỹ General Motors, công ty điều hành công viên Six Flags, tập đoàn Trump Entertainment Resorts chuyên về bất động sản du lịch của tỷ phú Donald Trump…
"Tiền mặt là số một"
Cuộc khủng hoảng đang diễn ra có tác động đặc biệt mạnh tới các hãng sản xuất ôtô và các hãng hàng không của Mỹ.
Ngày 19/9 vừa qua, hãng GM cho biết đang sử dụng nốt phần 3,5 tỷ USD trong hạn mức tín dụng 4,5 tỷ USD của mình. Các chuyên gia của tập đoàn Goldman Sachs thì cho rằng, GM cần phải huy động khoảng 8 tỷ USD để trang trải cho khoản phí hoạt động hàng tháng lên tới 14 tỷ USD.
Trong khi đó, hãng UAL cũng phải xoay đủ mọi cách để tồn tại. Hãng này vừa mới đạt được một thỏa thuận vay vốn 1 tỷ USD từ Ngân hàng JPMorgan Chase, đồng thời nỗ lực sắp xếp để cho 737 chiếc máy bay đã cũ “về hưu”.
Giám đốc tài chính của UAL cho biết: “Tiền mặt lúc này là số một. Trong tình hình khó khăn chưa từng có như hiện nay, mức thanh khoản hợp lý là vấn đề quan trọng hơn bao giờ hết”.
Nhiều thương hiệu hàng tiêu dùng lớn khác của Mỹ cũng không “miễn nhiễm” với khủng hoảng. Vào ngày 19/9 vừa qua, các doanh nghiệp nhận quyền kinh doanh của hãng đồ ăn nhanh McDonald’s được ngân hàng Bank of America thông báo, ngân hàng này không thể cấp cho họ các khoản vay mới để mua thiết bị và thay đổi diện mạo cửa hàng nhằm chuẩn bị cho việc ra mắt các bar cà phê mới.
“Ở thời điểm này, Bank of America phụ thuộc vào việc thu hồi các khoản vay trước đây để có thêm vốn”, ngân hàng này cho biết trong một tài liệu do tờ BusinessWeek thu thập được. “Các hóa đơn đã đến hạn thanh toán, các cửa hàng phải gõ cửa ngân hàng. Nhưng các ngân hàng cũng gặp khó khăn”, ông Richard Adams, một nhà tư vấn làm việc với 300 cửa hàng McDonald’s cho hay.
Tuy nhiên, người phát ngôn của McDonald’s thì cho rằng, cho dù Bank of America từ chối cho họ vay tiền, nhiều ngân hàng khác vẫn sẵn sàng cấp vốn.
Ngành công nghệ cũng vay nợ nhiều
Các sòng bạc ở Mỹ cũng đang điêu đứng vì người tiêu dùng Mỹ cắt giảm chi tiêu vào những sản phẩm và dịch vụ không phải là thiết yếu.
Tập đoàn sòng bạc Mohegan Sun and Boyd Gaming mới đây đã tuyên bố ngừng các dự án mở rộng, trong khi đối thủ Pinnacle Entertainment cũng từ bỏ kế hoạch mua lại một công ty khác.
Tương lai của hãng Trump Entertainment Resorts của tỷ phú Donald Trump thì đang phụ thuộc vào việc dự án Atlantic City's Trump Marina trị giá 316 triệu USD có bán lại được hay không.
Cũng dễ hiểu khi các công ty không muốn đề cập tới những khó khăn về vốn của họ. Tuy nhiên, các số liệu của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ cho thấy, rất nhiều doanh nghiệp ở Mỹ có tỷ lệ vay nợ cao. Trong đó, công ty sản xuất chất làm ngọt nhân tạo Merisant bị Standard & Poor’s coi là doanh nghiệp có nguy cơ vỡ nợ cao nhất trong vòng 12 tháng tới là một ví dụ. điển hình.
Thậm chí ở một số công ty công nghệ - lĩnh vực có truyền thống vay nợ ít hơn các ngành khác - cũng có tỷ lệ vay nợ khá cao. Do nhu cầu của khách hàng sụt giảm mạnh, nhà cung cấp thiết bị bán dẫn MKS Instrument mới đây đã phải cắt giảm lương của các lãnh đạo công ty để có thêm tiền mặt. Giới phân tích thậm chị còn hạ dự báo mức tăng trường chi tiêu của ngành công nghệ Mỹ từ mức 9% xuống còn âm 6% trong năm nay.
Công ty điều hành công viên Six Flags thì không trả cho cổ đông được một đồng cổ tức nào trong hai quý vừa qua. Xếp hạng tín nhiệm mà Standard & Poor’s dành cho công ty này là CCC+. Với mức xếp hạng tín nhiệm này, khả năng vỡ nợ của Six Flags là 25%.
Nguồn: VnEconomy
Các Tin Khác
Doanh nghiệp vừa và nhỏ “không có khả năng phá sản hàng loạt”
30 | 09 | 2008
Vốn ưu đãi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu vẫn được ưu tiên
30 | 09 | 2008
Hơn 100 doanh nghiệp nhận Cúp vàng ISO 2008
29 | 09 | 2008
Nhiều doanh nghiệp đăng ký khống xuất khẩu cá tra
29 | 09 | 2008
Doanh nghiệp Việt đã biết cầu hiền?
26 | 09 | 2008
Doanh nghiệp bảo hiểm nội đang yếu thế?
26 | 09 | 2008
Doanh nghiệp Việt Nam không bán phá giá và không theo đuổi vụ kiện này
26 | 09 | 2008
Doanh nghiệp làng nghề nguy ngập vì vốn
25 | 09 | 2008
Cuối năm doanh nghiệp càng... đói vốn
25 | 09 | 2008
Nhiều doanh nghiệp dùng sữa Trung Quốc để chế biến
25 | 09 | 2008
Tin Liên Quan
Đắk Lắk: Đại lý vỡ nợ, người trồng cà phê điêu đứng
4/8/2010 12:00:00 AM
Doanh nghiệp Mỹ đua nhau vỡ nợ
9/30/2008 12:00:00 AM
Vỡ nợ cà phê
4/20/2012 12:00:00 AM
Bruton Smith, tỷ phú đi lên từ đường đua
3/20/2008 12:00:00 AM
Nắm dao đằng lưỡi
5/24/2008 12:00:00 AM
Cạn kiệt gỗ nguyên liệu
7/27/2010 12:00:00 AM
Giá cá tra xuất khẩu giảm sâu
10/25/2010 12:00:00 AM
Giải pháp cho cà phê
7/3/2009 12:00:00 AM
Những vấn đề về chỉ số GDP của Việt Nam
7/16/2007 12:00:00 AM
Mùa đại hạ giá
12/11/2008 12:00:00 AM
Báo cáo phân tích thị trường
Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn