Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Phê duyệt quy hoạch sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL
10 | 11 | 2008
Sau nhiều lần rà soát, trì hoãn,... mới đây, Bộ NNPTNT đã ra Quyết định số 102/2008/QĐ-BNN phê duyệt quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL đến năm 2010, định hướng đến 2020.
Theo đó, với vùng nuôi cá tra thương phẩm phải theo 3 cấp độ thích nghi, gồm: Cấp độ 1 (tốt) gồm đất cù lao trên các sông lớn (sông Tiền và sông Hậu ); cấp độ 2 (khá) gồm đất ven sông lớn, cách bờ nhỏ hơn 500m; cấp độ 3 (trung bình) gồm đất ven các sông nhánh, cách bờ không quá 400m.

Với sản xuất giống cá tra, chỉ phát triển ở 3 vùng tập trung gồm: Vùng 1 là các tỉnh An Giang, Đồng Tháp- Vĩnh Long; vùng 2 là Cần Thơ- Hậu Giang- Sóc Trăng; vùng 3 là Tiền Giang- Bến Tre- Trà Vinh. Xây dựng cơ sở chế biến cá tra gắn với vùng nguyên liệu.

Tới năm 2010, theo quy hoạch, diện tích nuôi cá tra của ĐBSCL là 8.600ha, sản lượng 1.250.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu: 1,3-1,5 tỉ USD, giải quyết việc làm cho 200.000 người.

Diện tích nuôi cá tra tăng với tốc độ bình quân khoảng 4,22%/năm trong giai đoạn 2010-2020 và đạt 13.000ha vào năm 2020; sản lượng tăng bình quân 4%/năm trong giai đoạn 2010- 2020 và đạt 1.850.000 tấn năm 2020; giá trị kim ngạch xuất khẩu cá tra tăng bình quân 5,9%/năm trong giai đoạn 2010-2020 và đạt 2,1-2,3 tỉ USD vào năm 2020; lao động nuôi, chế biến và tiêu thụ cá tra tăng bình quân 2,3%/năm giai đoạn 2010-2020.

Giải quyết việc làm cho khoảng 250.000 người vào năm 2020.




Nguồn: kinhte24h
Báo cáo phân tích thị trường