Đây là lý do khiến Việt Nam - một trong những nước dẫn đầu về sản lượng cà phê trên thế giới, nhưng doanh số và giá trị gia tăng thu được không nhiều bởi cà phê Việt Nam xuất khẩu hầu hết vẫn là sản phẩm thô.
Hiện năng lực chế biến ở khâu sơ chế cà phê chỉ đạt khoảng 20%, khâu tinh chế đạt 40%, công nghệ sấy chất lượng cao mới chỉ đạt 20%.
Liên quan đến ký hợp đồng xuất khẩu cà phê 6 tháng cuối năm, Vicofa cũng cảnh báo các DN thành viên chú ý tính mức trừ lùi hợp lý để đảm bảo lợi ích, tránh để bị ép giá và gây thiệt hại cho mình.
"Các doanh nghiệp khi bán cà phê giao sau nên đánh giá và có nhận định sát về thị trường.
Nếu xu hướng giá tăng thì ký hợp đồng open (mở) sẽ có lợi, nếu xu hướng giá giảm thì tìm cách chốt giá sớm và có sự phối hợp thông tin với nhau về mức trừ lùi so với giá London ở mức hợp lý", Vicofa nhắc nhở.
Từ đầu tháng 6/2009 đến nay, giá cà phê trên thị trường Đăk Lăk đang có xu hướng tăng, nhiều phiên giao dịch giá cà phê đã vượt ngưỡng 1.570 USD/tấn.
Tuy nhiên, đến phiên giao dịch hôm 15/6, giá chỉ còn 1.472 USD/tấn kéo theo giá cà phê ngày 16/6 tại Đăk Lăk chỉ còn 24.500 đồng/kg, giảm 800 đồng/kg chỉ sau một đêm. Hiện diễn biến thị trường vẫn rất khó dự đoán.
Bộ NN&PTNT cho biết, năm tháng đầu năm 2009, xuất khẩu cà phê ước đạt 680.000 tấn, trị giá 1 tỷ USD, tăng hơn 37% về lượng, song giảm 0,4% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Giá bình quân bốn tháng đạt 1.499 USD/tấn, giảm tới 25,8% so với cùng kỳ năm 2008. Cà phê Việt Nam hiện đang tiêu thụ tốt tại thị trường Bỉ, Đức, Hoa Kỳ nhờ duy trì ổn định về tỷ trọng giá trị.