Theo thông tin từ Mumbai, Ấn Độ thì trong thời gian tới đường trên thị trường sẽ bị giảm độ ngọt vốn có của nó. Và năm 2010 thị trường sẽ chứng kiến một một nguồn cung đường với độ ngọt thấp hơn nhiều so với 50 năm trở lại đây.
Theo báo cáo ngày 9-10 của mình vừa qua, ông Vikash Jain của tập đoàn môi giới CLSA Assia Pacific đã nhận định rằng: “Trong năm 2010, tổng sản lượng đường ước tính sản xuất được trên thế giới là 157 triệu tấn. Tuy nhiên con số này vẫn thấp hơn ít nhất là 2 triệu tấn so với nhu cầu ước tính của người tiêu dùng. Sự thiếu hụt tới 9 triệu tấn đường để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong năm 2009 đã làm giảm nghiêm trọng lương đường dự trữ và tỷ lệ dự trữ đường vào cuối năm 2010 rất có thể sẽ đạt tới con số thấp nhất trong vòng 50 năm qua.
Ông Vijay Bhambwanbi đã giải thích sự thiếu hụt trong nguồn cung về đường này là do việc sản xuất đường có chu kỳ từ 7 đến 8 năm. Đất trồng mía sẽ giúp cho sản lượng đường đầu ra đạt mức cao nhất trong vòng 3 năm đầu và sau đó thì lượng đường sản xuất ra sẽ giảm đi. Sau đó đất cần phải được trẻ hóa bằng cách trồng ít vụ hơn và chu kỳ sản xuất lại bắt đầu như trước. Chu kỳ sản xuất đường đã đạt sản lượng cao nhất trong năm 2008. Và trong vòng 1,5 năm đến 2 năm sau đó rất có thể lượng đường sản xuất ra sẽ giảm.
Trong thời gian gần đây, giá đường trên thị trường Ấn Độ đã tăng lên mức kỷ kục trong vòng 28 năm qua và đạt tới con số 25,39 cent/ pound tính đến thời điểm ngày 30-09-2009.
Rất có thể trong thời gian tới giá đường còn tăng lên nữa do nhu cầu nhập khẩu từ các quốc gia như Trung Quốc, Công hòa liên bang Nga, Mexico và Ấn Độ gia tăng. Sự gia tăng việc nhập khẩu đường của các quốc gia này là do tình hình tiêu dùng đang gia tăng trong khi lượng đuờng sản xuất được thì giảm đi đáng kể.
Trong một báo cáo của mình, ông Jaiprakash Toshniwal, chuyên gia phân tích và nghiên cứu thị trường của công ty chứng khoán ULJK Securities Pvt Ltd cũng cho rằng : “ Giá đường trên thế giới hiện nay đang ở mức rất cao do tình hình giảm lượng đường sản xuất được tại các quốc gia có nhu cầu cao về đường”. Do đó, nhu cầu nhập khẩu đường gia tăng. Còn ông Jain đến từ công ty CLSA thì nhận định rằng: “Chúng tôi hi vòng rằng Ấn Độ sẽ nhập khẩu thêm 8 triệu tấn đường nữa trong vòng 18 tháng tới. Với dự báo về lượng đường xuất khẩu hàng năm trên toàn thế giới là 30 triệu tấn thì rất có thể giá đường sẽ còn đạt mức cao hơm mức giá kỷ lục trong vòng 28 năm qua.”
Một nhà kinh tế đến từ một công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới cũng cho rằng theo dự tính, Ấn Độ chỉ có thể sản xuất được khoảng 15-16 triệu tấn đuờng vào thời kỳ cao điểm bắt đầu từ ngày 1-10 nhằm đáp ứng với nhu cầu tiêu dùng đường trong nước là 23 triệu tấn. Tuy nhiên, khối lượng đường sản xuất theo dự tính này vẫn còn thấp hơn tới 40% so với lượng đường sản xuất trong năm ngoái là 26,3 triệu tấn. Chính vì sự thiếu hụt này mà giá đường trên thị trường Ấn Độ đã tăng tới trên 50% so với năm ngoái. Chính phủ nước này cũng đã tổ chức một cuộc đấu thầu nhằm nghiên cứu giá đường trên thị trường. Từ đó, cho phép các nhà kinh doanh đường được nhập khẩu nguyên liệu đường thô mà không phải thực hiện nghĩa vụ tái xuất khẩu đường thành phẩm cho đến tận tháng 3 năm nay.
Một chuyên gia kinh tế khác lại cho rằng; “Chính chính sách này của Chính phủ đã giúp cho việc ngăn chặn nguy cơ giá đường sẽ tăng tại khu vực phía Bắc Ấn Độ đến 15-20%, Nhưng điều đó lại gây ra khó khăn cho việc khôi phục lại giá đường trên các thị trường khu vực này”. Vào thời điểm bước vào mùa lễ hội, Chính phủ lại cho phép lưu thong một lượng đường lớn trên thị trường từ dự trữ đường của quốc gia với hi vọng giá đường sẽ giảm 15-20%. Nhưng điều này cũng làm giảm lượng đường dự trữ - nhân tố chính sẽ gây ra khó khăn trong việc cung cấp đường trong năm tới. Các nhà chính trị đã nỗ lực quét sạch khó khăn trên thị trường nhưng chính những hành động của họ lại tạo ra những khó khăn trong thời gian tới.
Ông Bhambwani cũng nói them rằng: “ Trong vài năm tới đây, chúng ta có thể thấy giá đường sẽ dao động trong khoảng 45-47 Rup/kg. Chu kỳ sản xuất đường sẽ có thể bắt đầu vào năm 2010- 2011 và đó sẽ là thời điểm mà sức mạnh về giá sẽ trở về tay các nhà máy sản xuất đường trong nước. Và tiếp sau đó, chiếm ưu thế trong việc quyết định giá đường sẽ thuộc về tay người nông dân cung cấp nguyên liệu sản xuất đường.”
Giá đường tăng với tỷ lệ lớn là một hiện tượng đối lập với sự thụt giảm trong lượng cung đường trên thị trường. Có nhiều nguyên nhân để giải thích cho hiện tượng này như việc các nhà cung cấp đang dự trữ một lượng đường lớn và thêm vào đó là việc các nhà đầu cơ về mặt hàng này cũng bắt đầu tham gia vào thị trường. Đợt gió mùa bất thường trong suốt 37 năm vừa qua đã ảnh hưởng xấu tới việc sản xuất đường. Uttar Pradesh là một nhà sản xuất đường lớn của Ấn Độ bị giảm sản lượng đường đầu ra do nguyên liệu đầu vào giảm.
Hiện tượng mưa và lũ lụt tại khu vực các địa phương Andhra Pradesh và Tamil Nadu phía Nam Ấn Độ cũng gây ra việc giảm sản lượng đường sản xuất được trong năm nay vì đây là hai cái nôi của ngành sản xuất đường quốc gia. Ông Bhambwani đưa ra một số lý do khác giải thích cho việc sản lượng đường bị giảm đi là do sau 300 năm, trái đất của chúng ta ngày càng với gần mặt trăng hơn. Chính vì thế, mực nước biển dâng cao hơn và diện tích đất nông nghiệp đã giảm đi 8% trong vòng 5 năm trở lại đây. Do đó, không chỉ giá đường mà giá cả của các hàng hoá khác cũng có xu hướng tăng lên.”