Franky Sibarani, chủ tịch Hiệp hội Các nhà sản xuất Thực phẩm và Nước giải khát (GAPMMI) cho biết, có khả năng sẽ được cấp phép nhập khẩu đường nhiều hơn.
Nước tiêu thụ đường lớn nhất Đông Nam Á này đang phải vật lộn với cuộc chiến giảm giá đường nội địa, vốn tăng mạnh lên mức cao kỷ lục trên 11.000 rupiah (1,14 USD)/kg phù hợp với giá thế giới.
Nhập khẩu là một trong các biện pháp nhằm giảm giá. Chính phủ cũng đã cắtgiảm thuế nhập khẩu đường trắng xuống còn 400 rupiah/kg trong quý IV/2009, từ mức 790 rupiah thời gian trước.
Các công ty thực phẩm và nước giải khát đăng ký xin phép nhập khẩu chậm do các quy định chặt chẽ, bao gồm cả quy tắc theo đó một công ty chỉ có thể nhập khẩu đường trắng nếu có đầu tư mới.
Sibarani cho biết, nhập khẩu đường trắng từ tháng 10 đến tháng 12 có thể sẽ được miễn các quy định hiện hành.
Ông cho biết, cấp phép mới lần này nâng tổng khối lượng đường trắng nhập khẩu trong năm nay lên 150.000 tấn (khoảng 40% hạn ngạch nhập khẩu năm nay do chính phủ đề ra).
Ngành công nghiệp thực phẩm và nước giải khát Indonesia dựa vào đường trắng tinh chế từ 8 nhà máy tinh luyện trong nước, mà 8 nhà máy này sản xuất đường trắng dựa vào đường thô nhập khẩu. Họ cũng có thể nhập khẩu đường trắng nhưng không được phép mua đường trắng nội địa.
Tuy nhiên, cuộc biểu tình về giá dẫn đến lo ngại rằng ngành chế biến thực phẩm và nước giải khát có thể cũng mua đường trắng nội địa, mà họ chỉ được phép bán cho người tiêu dùng hay sử dụng như một nguyên liệu trong các cơ sở sản xuất thực phẩm và nước giải khát quy mô nhỏ.