Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Hai kịch bản cho kinh tế Việt Nam năm 2010
15 | 12 | 2009
Sẽ có 2 kịch bản cho kinh tế Việt Nam 2010. Đó là Tiệm tiến và Tạo đột phá, có lộ trình, hướng đến chất lượng.

Việt Nam, từ nước đang phát triển có thu nhập thấp đã đưa dần tích lũy (tiết kiệm) nội địa lên vượt 20% GDP và nay đã đạt hơn 30% GDP. Cộng thêm thu hút nguồn vốn bên ngoài 1/3 (cả FDI và ODA) nên đã đưa tổng đầu tư vượt 40% GDP là mức rất cao. Với ICOR là 8 thì tốc độ tăng trưởng chỉ là 5%, còn nếu cải thiện ICOR còn 6 và nâng đầu tư lên 42% GDP thì tốc độ tăng trưởng cũng chỉ đạt 7%/năm. Hiệu quả đầu tư rất thấp so với các nước có cùng trình độ phát triển (ICOR của các nước này chỉ khoảng 3 - 4). Nếu giảm ICOR từ 8 hiện nay xuống 6 - 7 mà đầu tư 42% GDP thì cũng chỉ tăng trưởng chỉ 6 -7%.

Mặt khác, Việt Nam xuất khẩu đã vượt 70% GDP và xuất nhập khẩu vượt 150% GDP. Xuất khẩu nguyên liệu thô, nhất là tài nguyên thiên nhiên còn lớn hoặc chế biến chưa sâu (dầu thô, gạo, cao su, cà phê, chè, thủy sản,...). Đó là chưa nói tới cạn kiệt đất đai (đã khai thác đất tăng 21% năm 1990 lên 31% năm 2005). Công nghiệp chế tác xuất khẩu (như dệt may, da giầy...) có giá trị gia tăng kém, vì dựa nhiều vào “gia công”...

Nhìn chung, Việt Nam có nhiều lợi thế: ổn định chính trị, xã hội an toàn; lao động trẻ cầu tiến; cơ sở vật chất tốt... Tuy nhiên, song song đó là những điểm yếu kém như lao động năng suất thấp, chỉ có 30% qua đào tạo; hiệu suất sử dụng vốn thấp, đặc biệt hạ tầng kỹ thuật và đô thị kém phát triển làm tăng chi phí kinh doanh; cải cách thể chế kinh tế chậm và chưa đồng bộ, kinh tế thị trường nhiều mặt còn sơ khai.

Định hướng và các chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển KT - XH và ngân sách Nhà nước 2010 mới được Quốc hội thông qua. Dựa theo định hướng này, tôi xin đưa ra những ý kiến cá nhân của mình về những kịch bản tăng trưởng dựa trên một số tình huống có thể xẩy ra khi thực hiện kế hoạch 2010.

Cụ thể, sẽ có 2 kịch bản cho kinh tế Việt Nam 2010. Đó là Tiệm tiến và Tạo đột phá, có lộ trình, hướng đến chất lượng.

Với kịch bản “Tạo đột phá, có lộ trình, hướng đến chất lượng”, nền kinh tế Việt Nam có thể tạo đột phá, nhưng có lộ trình và những bước đi thích hợp để chuyển mạnh sang mô hình mới, với yêu cầu tái cấu trúc nền kinh tế được tiến hành dựa trên chất lượng, năng suất và hiệu quả.

Muốn vậy, chúng ta cần phải đổi mới tư duy và ổn định chính sách. Từ đó cải biến mô hình phát triển, cải cách thủ tục hành chính mà đặc biệt là luật pháp, tổ chức và cán bộ... theo lộ trình thích hợp. Chú trọng giai đoạn “đệm” từ nay đến năm 2010 để chủ động tiến nhanh sang giai đoạn “năng suất, chất lượng”dựa vào khả năng thích ứng của doanh nghiệp trong nước trong hội nhập quốc tế.

“Các chỉ tiêu kinh tế trong kịch bản này vừa phải, nhưng hướng đến chất lượng, đảm bảo ổn định vĩ mô, phát triển khoa học công nghệ, tăng cường năng lực cạnh tranh”.

Còn ở kịch bản “Tiệm tiến”, Việt Nam có nhiều khả năng hơn, là các điều kiện phát triển chỉ có cải tiến nhẹ trong thế giới cạnh tranh gay gắt, các vấn đề tồn đọng không được xử lý kiên quyết theo hướng đi vào chất lượng.

Ở kịch bản này, một số chỉ tiêu kế hoạch có thể đạt được như tăng trưởng GDP trên 6%.

Tuy nhiên, lo ngại của tôi là khả năng nguy cơ lạm phát quay lại rất cao, mất ổn định vĩ mô và xã hội, đất nước khó khăn dài hạn trong xu thế trì trệ và không phát triển bền vững...

Tuy thế, với kịch bản này, thông qua việc đẩy mạnh đầu tư, tăng năng suất lao động, nhắm đến chất lượng, quản lý vi mô giúp cho nền kinh tế phát triển ổn định, vượt qua khủng hoảng và trăng trưởng trở lại.



Theo www.toquoc.gov.vn
Báo cáo phân tích thị trường