Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Mỹ: Giá gỗ xẻ đạt mốc cao kỷ lục từ năm 1995
24 | 05 | 2011
Sản lượng gỗ xẻ cao, giao dịch tăng và đồng USD yếu là ba yếu tố đẩy giá gỗ xẻ lên mức cao kỷ lục trên thị trường thế giới trong quý 1/2011.
Tại nhiều khu vực trên nước Mỹ, giá gỗ xẻ đã đạt mốc cao kỷ lục trong vòng 15 n,ăm trở lại đây. Chỉ số giá gỗ xẻ toàn cầu (GSPI) tăng quý thứ 8 liên tiếp, đạt mức cao kỷ lục từ trước đến nay 88,14 USD/m3. Trong hai năm qua, chỉ số GSPI đã tăng 33%, cao hơn hẳn mức tăng giá bột gỗ làm giấy toàn cầu.

Giá bột gỗ làm giấy toàn cầu
Chi phí làm thớ gỗ cho các nhà máy sản xuất bột gỗ toàn cầu tăng quý thứ 3 liên tiếp tính đến hết quý 1/2011. Chỉ số giá thớ gỗ mềm (SFPI) tăng 1,9% trong quý 1/2011, đạt mức 105,6 USD/odmt, mức cao nhất kể từ quý 3/2008. Giá thớ gỗ mềm tăng mạnh nhất Bắc Mỹ, châu Âu, Chile, Úc và News Zealand trong quý 1 vừa qua. Chỉ số giá thớ gỗ cứng (HFPI) cũng tăng 1,9% trong quý 4/2010, và hiện đang gần chạm đến mốc cao lịch sử 110,33 USD/odmt. Giá thớ gỗ cứng tăng tại hầu hết các thị trường, với mức tăng mạnh nhất tại châu Âu, Úc và Chile; trong khi đó, tại Canada và Nga có mức tăng thấp hơn và chi phí sản xuất thớ gỗ cứng tại Nam nước Mỹ thậm chí còn giảm.

Các thị trường bột giấy toàn cầu

Theo ý kiến nhiều nhà phân tích, thị trường bột giấy toàn cầu hiện vẫn chưa mấy phát triển. Vượt ngoài dự đoán giảm trên thị trường bột giấy hồi đầu năm, giá bột giấy vẫn giữ ở ngưỡng cao và thậm chí còn tăng lên mốc cao kỷ lục vào tháng 4. Giá bột giấy tại châu Âu đầu tháng 5 đạt 1.008 USD/tấn. Trong hai tháng đầu năm 2011, sản xuất bột giấy tăng 5% so với cùng kỳ năm 2010.

Sản lượng tăng mạnh nhất tại khu vực Đông Âu, tăng 9% trong hai tháng đầu năm 2011, so với cùng kỳ năm 2010.

Thị trường gỗ xẻ toàn cầu
Nhu cầu đối với gỗ xẻ mềm tăng 18% trong năm 2010. Sự tăng trưởng này chủ yếu là cầu bật mạnh sau khi tiêu dùng gỗ toàn cầu xuống mốc thấp kỷ lục trong 50 năm qua vào năm 2009. Khuynh hướng tăng tiêu dùng tiếp tục tiếp diễn trong năm 2011, với tổng lượng tiêu dùng dự đoán tăng 205 so với cùng kỳ đầu năm 2010.

Trung Quốc vẫn là động lực chính cho tăng trưởng nhu cầu đối với gỗ xẻ. Các nhà máy xẻ gỗ tại Trung Quốc hiện khó có thể đáp ứng nhu cầu gia tăng và do đó, lượng nhập khẩu đã tăng lên mức kỷ lục trong 5 năm qua.

Kim ngạch nhập khẩu gỗ của Nhật tăng 21% trong quý 1/2011 so với cùng kỳ năm 2010. Các nhà cung cấp tăng kim ngạch xuất khẩu gỗ xẻ sang thị trường Nhật cao nhát bao gồm Thụy Điển, Phần Lan và Nga.

Trong hai tháng đầu năm 2011, sản lượng gỗ xẻ tăng tại hầu hết các khu vực sản xuất chính của Canada. Những khu vực tăng sản lượng cao nhất là . Ontario (28 %), Alberta (16%) và Southern B.C. (16%).

Thị trường nhà đất tại phía Nam nước Mỹ tốt hơn so với các khu vực khác của nước này. Do đó, tiêu dùng gỗ xẻ tại khu vực phía Nam cũng cao hơn tại các khu vực khác của Mỹ. Thị trường xây dựng cao ốc và nhà xưởng tại châu Âu vẫn yếu cho đến cuối năm 2010, dẫn đến nhu cầu và giá gỗ xẻ đều thấp.

Thị trường biomass toàn cầu

Trong khi ngành công nghiệp sản xuất viên sinh khối tại Canada và Mỹ sẽ phải tiếp tục trải qua một năm khóa khăn do nhu cầu nội địa yếu và tình trạng dư thừa công suất, các lô hàng xuất khẩu viên sinh khối sang châu Âu tiếp tục tăng 21% trong năm 2010. Giá viên sinh khối tại ba thị trường chính tại châu Âu là Thụy Điển, Đức và Áo cũng tăng trong 2 năm vừa qua.

Kim Dung
Theo Hakan Ekstrom – Chủ tịch Công ty Wood Resources International LLC


Báo cáo phân tích thị trường