Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Nhật Bản: Ngành công nghiệp gỗ gặp khủng hoảng
18 | 05 | 2011
Rất nhiều cơ sở chế biến gỗ địa phương tại các khu vực bờ biển ở phía đông Nhật Bản đã phải chịu thiệt hai nặng nề gây ra bởi động đất và sóng thần xảy ra vào ngày 11/3/2011. Theo ước tính, công suất sản xuất gỗ dán hàng tháng giảm khoảng 60 ngàn cụm.
Cơ sở hạ tầng bị phá hủy và tình trạng thiếu nhiên liệu đã gây thiệt hại cho tất cả các doanh nghiệp tại khu vực này. Hậu quả là nguồn cung gỗ dán tại hầu hết các thị trường chính ở Tokyo và Osaka chịu ảnh hưởng nặng nề. Các cơ sở sản xuất gỗ dán và gỗ xẻ khác tại nước này đang lên kế hoạch tăng cường sản xuất để cung cấp gỗ nguyên liệu cho công cuộc tái thiết, nhưng việc cắt điện luân phiên gây ảnh hưởng nhiều đến hoạt động này.

Các cảng tại Hachinohe, Sendai, Sohma, Onahama và Hitachinaka đã đóng cửa và các tàu phải chuyển cảng đến Tokyo và Kawasaki. Theo báo cáo ngành gỗ Nhật Bản (Japan Lumber Report – JLR), Tokyo Lumber Terminal đã đảm bảo 49 ngàn mét vuông mặt sàn trong trường hợp cần lưu kho khẩn cấp.

Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Vận chuyển Nhật bản đã công bố số liệu thiệt hại sau thảm họa: 4.702 tòa nhà bị phá hủy hoàn toàn và 2.496 khác bị phá hủy một phần. Ngoài ra, 1.150 khu nhà khác cũng đang trong tình trạng mất an toàn và có khả năng đổ sụp cao.

Hoạt động chế biến gỗ dán nhiệt đới sau thảm họa

Động đất và sóng thần đã gây ra thiệt hại nặng nề cho cơ sở sản xuất gỗ dán Ofunat, chủ yếu chế biến gỗ xẻ cứng nhiệt đới từ Đông Nam Á. Các nhà sản xuất gỗ dán nhiệt đới khác cũng chịu thiệt hại về cơ sở vật chất như đống gỗ xẻ và gỗ dán bị nát vụn. Theo JLR, các nhà sản xuất gỗ dán hiện tại đang nỗ lực thúc đẩy hoạt động sản xuất, có thể đẩy giá gỗ xẻ lên cao.
JLR cũng cho biết sự hỗn loạn trên thị trường gỗ dán sau thảm họa hiện đã ổn định dần và hoạt động thương mại đang dần trở lại bình thường.

Thời kỳ các công ty xây dựng hối hả thu mua gỗ dán cho kỳ vận chuyển cuối tháng 3 đã qua. Những hoạt động mua ào ạt hỗ dán nhập khẩu trong những tuần ngay sau thảm họa do nhiều nhà sản xuất gỗ dán tại khu vực này chịu thiệt hại nặng nề. Hoạt động này đã đẩy giá gỗ dán lên cao nhưng hiện những người mua đã trở nên thận trọng hơn và không còn chấp nhận mua gỗ dán giá cao.

Thị trường cho gỗ dán nhập khẩu trong tháng 3 hỗn loạn bởi giá tăng cao nhưng nhu cầu trong tháng 4 đã dịu xuống. Tấm gỗ JAS dạng betong, giá đã vận chuyển, cỡ 3x6 hiện ở mức 1200 Yen/tấm, cao hơn 210-240 Yên so với giá đầu tháng 3.

Tấm gỗ dạng betong phủ cỡ 3x6 hiện ở mức khoảng 1300 Yên/tấm, cao hơn khoảng 200 – 230 Yên/tấm. Tấm cỡ 3x6, dày 12mm (F 4star) hiện đang bán quanh ngưỡng 1300 Yên/tấm, cao hơn 280 Yên và rất giữ giá. Tấm gỗ mỏng nhập khẩu dày 2.4mm (dạng 2/F4star) hiện ở quanh ngưỡng 380-400 Yên/tấm, cao hơn khoảng 40-60 Yên. Theo JLR, nguồn cung tấm mỏng, dày cỡ 4mm, nhập khẩu hiện đang rất thiếu.


Kim Dung (biên dịch)
Báo cáo phân tích thị trường