Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Triển vọng kinh tế thế giới năm 2007 sẽ tiếp tục khả quan
18 | 09 | 2007
Mặc dù kinh tế Mỹ giảm sút và tình hình giá dầu tăng làm tăng sức ép lạm phát, nền kinh tế thế giới vẫn đạt mức tăng trưởng cao trong năm 2006, và dự đoán triển vọng kinh tế năm 2007 vẫn tốt đẹp, cho dù vẫn phải đề phòng những biến cố bất ngờ có thể xảy ra.
Quĩ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán, kinh tế thế giới sẽ đạt mức tăng trưởng 5,1% trong năm 2006, và nếu điều này trở thành hiện thực, giai đoạn 2003/06 là quãng thời gian 4 năm kinh tế thế giới đạt mức tăng trưởng nhanh nhất kể từ những năm 1970, với mức tăng trưởng hằng năm từ 2003 đến 2005 là 4%, 5,3% và 4,9%.

Năm 2006, nền kinh tế Mỹ, kinh tế khu vực đồng Euro và Nhật Bản phát triển cân đối, và điều này đã tạo tiền đề cho một sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế thế giới. Trong khi đó, các nền kinh tế đang nổi lên như Trung Quốc và Ấn Độ vẫn duy trì được nhịp độ tăng trưởng nhanh, trở thành động lực mạnh mẽ cho sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cũng bày tỏ lo ngại về một số yếu tố bất trắc như tốc độ tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế Mỹ do giảm sút đầu tư trong khu vực bất động sản và xe hơi kể từ quí II/06, cũng như tình trạng tăng giá dầu, đã lên tới mức kỉ lục 78,4 USD/thùng hồi tháng 7, hiện vẫn đứng ở mức trên 60 USD/thùng. Trong khi đó, Ngân hàng trung ương của các nước có nền kinh tế phát triển nhất đã thi hành các biện pháp thắt chặt nhằm ngăn chặn lạm phát.

IMF dự đoán kinh tế thế giới năm 2007 sẽ tăng trưởng 4,9%, chỉ giảm 0,2% so với năm 2006, với dự kiến giá dầu sẽ hạ, sức ép lạm phát giảm trong khi các công ty của các nước phát triển sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn.

Tuy nhiên, không phải ai cũng lạc quan như vậy. Giám đốc điều hành công ty tài chính Morgan Stanley, Stephen S. Roach, dự đoán kinh tế thế giới năm 2007 chỉ tăng trưởng 4% hoặc thấp hơn, bởi lẽ thị trường tiêu thụ dường như không có khả năng hỗ trợ cho xu hướng này.



Theo Bộ thương mại
Báo cáo phân tích thị trường