Nhiều khu vực tại Trung Quốc, nước sản xuất lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã trải qua thời kỷ có lượng mưa thấp kỷ lục trong một thế kỷ; cùng lúc, một số khu vực tại châu Âu cũng trải qua đợt khô hạn nhất trong vòng 50 năm qua. Trong khi đó, một nửa vụ lúa mỳ đông – xuân tại Mỹ, nhà xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đạt mức thấp kỷ lục. Theo khảo sát của Bloomberg tiến hành đối với 14 nhà phân tích và giao dịch, đến cuối năm 2011, giá lúa mỳ sẽ tăng thêm 20%, leo lên mức cao kỷ lục 9,25 USD/giạ.
Giá lúa mỳ đã tăng gấp đôi trong năm 2010 do mùa vụ trên khắp thế giới thất bát, khiến Nga và Ukraina ban hành những lệnh hạn chế thương mại và đẩy thị phần của Mỹ trong kim ngạch xuất khẩu lúa mỳ toàn cầu lên mức cao nhất kể từ năm 2004. Hiện Nga đã dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu từ ngày 1/7 và Ukraina cũng hủy quy định hạn ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, những diễn biến mới này cũng không giúp thị trường bớt hạ nhiệt, đẩy chỉ số giá thực phẩm do UN tính toán lên mức cao chưa từng thấy.
Theo ông Dan Basse, chủ tịch một công ty nghiên cứu nông nghiệp tại Chicago cho biết trong vòng 32 năm qua, ông chưa từng thấy thời điểm nào phát sinh nhiều vấn đề trên nhiều khu vực sản xuất lúa mỳ khắp thế giới như hiện nay. Còn theo ông Paolo Barilla, nhà sản xuất mì ống lớn nhất thế giới, giá lúa mỳ đang gây khó khăn cho doanh nghiệp của ông. Giá lúa mỳ tăng cũng làm tăng chi phí sản xuất đáng kể cho các doanh nghiệp.
Giá cả các loại ngũ cốc
Theo ước tính của chính phủ Mỹ, giá ngũ cốc tăng sẽ giúp các nông trại tại Mỹ tăng 20% doanh thu lên mức kỷ lục 94,7 tỷ USD trong năm 2011. Đồng thời, theo ước tính của Bloomberg, sự tăng giá này cũng sẽ giúp lợi nhuận của Moline, nhà sản xuất thiết bị nông nghiệp tại Illinois đạt mức cao chưa từng có.
Những nhà giao dịch tương lai dự đoán rằng giá lúa mỳ sẽ tiếp tục tăng đến tháng 3/2013. Các nhà đầu cơ trên thị trường đã tăng ba lần giao dịch giá lên trong vòng 2 tuần cuối tháng 5. Hầu hết các giao dịch quyển chọn đều giữ quyển mua lúa mỳ ở mức giá 9USD cho giao dịch tháng 7.
Điều tra của Bloomberg
Theo điều tra của Bloomberg thực hiện vào năm 2008 – dự đoán giữa kỳ giai đoạn 3 năm, USDA dự đoán giá lúa mỳ mức 9,25 USD và không một ai cho rằng giá lúa mỳ sẽ leo lên mức kỷ lục 13,495 USD và mức dự trữ lúa mỳ thế giới sẽ tăng 44% sau đó.
Giá lúa mỳ đã giảm 7,4% trong 2 ngày giao dịch sau khi Nga, nhà xuất khẩu lúa mỳ thứ 2 thế giới sau Mỹ, tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu. Sản lượng lúa mỳ của nước này, sau khi trải qua năm 2010 thất bát do hạn hán, có thể tăng 48%, lên mức 90 triệu tấn trong năm 2011. Theo dự đoán của USDA, nhờ đó, kim ngạch xuất khẩu lúa mỳ của nước này sẽ tăng gấp đôi, lên mức 10 triệu tấn năm 2011. Những thông tin này có thể giữ cho thị trường duy trì khuynh hướng giá xuống cho đến khi những thông tin cung – cầu mới trên thị trường xuất hiện.
Nhu cầu tại Bắc Phi
Nhu cầu tại một số nước nhập khẩu chính có thể giảm nhờ mùa vụ lúa mỳ tại các nước này có triển vọng sáng sủa. Theo USDA, kim ngạch nhập khẩu của Ai Cập, nhà nhập khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, ước tính sẽ giảm 6,9% trong năm tài chính kết thúc vào tháng 7/2012. Trong khi đó, cũng theo dự đoán của USDA, kim ngạch nhập khẩu của Morocco sẽ giảm 46%.
Theo dữ liệu tại cảng Rouen, kho ngũ cốc lớn nhất thế giới, lượng ngũ cốc xuất khẩu từ Pháp sang các nước Bắc Phi đã giảm 49% tính đến tháng 3. Sự suy giảm này cho thấy các nước châu Phi đã dừng đợt tranh mua lúa mỳ trên thị trường thế giới để tăng cường lượng dự trữ, phòng trường hợp bạo động xảy ra tại các nước này.
Theo dự đoán của USDA, sự suy giảm nhu cầu nhập khẩu sẽ không làm ngừng hoạt động thu mua lúa mỳ trên phạm vi toàn cầu. Trung Quốc có thể tăng gấp đôi kim ngạch nhập khẩu, lên khoảng 3 triệu tấn trong năm 2011. Cũng do hạn hán tại đất nước này, sản lượng lúa mỳ tại Trung Quốc giảm xuống mức 96,6 triệu tấn, từ mức dự đoán 115,5 triệu tấn hồi đầu năm của USDA.
Kim Dung AGROINFO
Theo Bloomberg