Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Giá đường tăng do tình trạng tắc nghẽn vận chuyển tồi tệ nhất trong lịch sử
14 | 06 | 2011
Thái Lan, nhà xuất khẩu đường lớn thứ hai thê giới, đang góp phần chủ yếu vào sự tăng giá đường trên thị trường thế giới do tình trạng tắc nghẽn tại cảng tổi tệ nhất trong lịch sử khiến các tàu không thể chở hàng đến nơi nhập khẩu

Lượng đường trên các tàu chở hàng hiện đang chờ bốc hàng hàng chiếm đến 7% nguồn cung đường năm 2011. Hoạt động xuất khẩu đình trệ bởi thiếu xà lan chở hàng, một tàu bị chìm làm nghẽn dòng sông vận chuyển lớn nhất và tình trạng thiếu lao động trầm trọng. Giá đường đã tăng 19%, lên mức 24,38 cents/pound từ ngày 6/5 và có thể chạm mốc 30 cents/pound vào 31/12.

Tuy vậy, thậm chí ngay cả khi giá đã bật trở lại, đường vẫn là loại hàng hóa tăng giá ít nhất trong rổ 24 loại hàng hóa để tính chỉ số GSCI S&P. Giá đường lao dốc do nguồn cung tăng vọt sau hai năm thiếu hụt trầm trọng. Sự sụt giảm giá đường đã giúp Nestle, nhà sản xuất thực phẩm lớn nhất thế giới, giảm được 1,7 tỷ USD chi phí dành cho phụ gia ngọt. Nguồn cung đường thế giới trở nên khan hiếm hơn khi nguồn hàng từ Brazil, nhà xuất khẩu đường lớn nhất thế giới sụt giảm.

Hoạt động vận chuyển

Thái Lan xuất khẩu đường thông qua các cảng tại Băng Cốc, Laem Chabang và Koh Si Chang trên vịnh Thái Lan. Các cảng này công suất xử lý hàng đạt 1 triệu tấn/tháng nhưng hiện các nhà xuất khẩu đường Thái Lan đang phải cạnh tranh với các nhà sản xuất thép và dăm gỗ để giành tàu vận chuyển. Đường sắt và đường thủy cũng bị tắc nghẽn làm các nhà xuất khẩu càng khó khăn trong việc xuất hàng. Một tàu chở hàng bị đắm tại sông Chao Phraya làm tắc nghẽn hoạt động vận chuyển tại sông này trong gần hai tuần qua.

Theo Ủy ban Đường và Mía Thái Lan, kim ngạch xuất khẩu đường của nước này trong năm 2011 có thể tăng vọt 52%, lên mức 7 triệu tấn. Với mức xuất khẩu này, hoạt động vận chuyển đường của Thái Lan có một chút ảnh hưởng tới thị trường vận tải quốc tế do tàu hàng vận chuyển đường theo đường biển toàn cầu chiếm 1,5% tổng khối lượng hàng hóa chuyên trở toàn cầu bằng hình thức này.

Đường thường được bốc lên các tàu cỡ lớn, có thể vận chuyển khoảng 52 ngàn tấn hàng hoặc các tàu chuyên chở nhỏ, có thể mang 28 ngàn tấn. Theo Baltic Exchange, lợi nhuận của các chủ tàu lớn đã giảm 44% trong vòng 1 năm qua, xuống mức 14.005 USD/ngày; trong khi đó, lợi nhuận của chủ tàu vận chuyển nhỏ giảm 42%, xuống mức 11.073 USD/ngày.

Cước vận chuyển

Cước vận chuyển giảm mạnh phản ánh công suất chuyên chở dư thừa trên thị trường vận chuyển toàn cầu, thay vì phản ánh tình trạng kinh tế thế giới. Tàu vận chuyển cỡ nhỏ toàn cầu, gồm 2.613 chiếc, đã mở rộng 6,5% công suất vận chuyển trong năm qua và các tàu mới đặt hàng tại các nhà máy đóng tàu có công suất vận chuyển tương đương 31% tổng công suất hiện tại.

Công ty nghiên cứu Clarkson dự báo nhu cầu vận chuyển hàng hóa khô khối lượng lớn trên toàn cầu sẽ tăng 4,1% trong năm 2011, do đó cước vận chuyển được dự báo sẽ không bật trở lại nhanh chóng trong thời gian tới, Các đại lý vận tải, các nhà môi giới dự đoán rằng lợi nhuận của các chủ tàu vận chuyển cỡ nhỏ sẽ giảm xuống mức 10.169 USD/ngày và của chủ tàu cỡ lớn giảm xuống mức 12.292 USD/ngày trong năm 2012.

Tuy vậy, tình hình trên thị trường đường lại rất khác. Những nhà nhập khẩu toàn cầu đang phải trả mức phí cao hơn để đảm bảo sẽ nhận được hàng từ Thái Lan. Mức phí mà những nhà nhập khẩu phải chịu lên đến 2,5 cents/pound và có thể chạm mức 3 cents/pound vào cuối năm nay.

Đảm bảo nguồn cung

Hoạt động vận chuyển tắc nghẽn và nhu cầu đường trên thế giới mạnh, có thể giúp Thái Lan tăng lợi nhuận ròng xuất khẩu.

Các thị trường tương lại đang phản ánh sự lo ngại của các nhà đầu tư về tình trạng bất ổn nguồn cung trong những tháng sắp tới. Giá đường giao tháng 10 trên thị trường giao dịch tương lai Mỹ đóng cửa ở mức 24,38 cents/pound trong phiên giao dịch ngày 13/6. Giá đường tương lai trong cùng thời kỳ năm 2012 đạt 23,24 cents. Tuy vậy, điều này cũng cho thấy các nhà đầu tư không cho rằng giá đường sẽ tăng bền vững. Theo khảo sát của Blomberg, giá có thể sẽ không vượt mốc 26 cents trong thời gian còn lại của năm.

Sản lượng đường của Brazil

Nhu cầu với đường từ Thái Lan ngày càng mạnh lên nhờ những vấn đề sản xuất tại Brazil, nước xuất khẩu ¼ lượng đường trên thị trường thế giới.

Trong nửa cuối tháng 5, sản lượng tại khu vực sản xuất chính của Brazil tăng 6,8%. Tuy vậy, vụ thu hoạch năm nay vẫn được dự đoán giảm.

Thị trường đường đang sắp hoặc đã thoát đáy; do đó, bất cứ diễn biến nào gây lo ngại về nguồn cung cũng có thể đẩy giá lên.

Kim Dung AGROINFO

Theo Bloomberg



Báo cáo phân tích thị trường