Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Giá cà phê tăng mạnh tại châu Á, khan hiếm nguồn cung ngày càng trầm trọng
23 | 06 | 2011
Các nhà môi giới cho biết, mức giá cộng thêm của Robusta tăng mạnh tại châu Á do khan hiếm nguồn cung ngày càng tồi tệ. Cà phê Indonesia giao dịch cao hơn $200 so với giá trên sàn giao dịch tương lai London, và giá cà phê Việt Nam cộng thêm $150, làm dấy lên lo ngại về việc trì hoãn và thậm chí là không thể giao hàng.

Dự trữ của  quốc gia sản xuất hàng đầu, Việt Nam ngày càng ít đi trong khi chưa đến niên vụ tiếp theo vào cuối năm; trong khi đó các nhà xuất khẩu ở quốc gia sản xuất lớn thứ hai là Indonesia đang cố gắng thu mua cà phê sau khi một cơn mưa dai dẳng đã khiến thời điểm thu hoạch thay đổi làm ảnh hưởng tới chất lượng quả cà phê.  

Một nhà môi giới tại Singapore cho các sản phẩm cà phê Indonesia và Việt Nam cho biết: “Chúng ta thấy khối lượng cà phê đã giao dịch được cộng thêm $200 cho cà phê chất lượng Indonesia. Ai chưa có cà phê sẽ phải trả mức cao hơn. Các nhà rang xay vẫn đang quan sát mức giá giao ngay”.

Ông nói thêm, “Giá cà phê Việt Nam cũng cao tương đương. Loại cà phê chất lượng cao đã được giao dịch tại mức cộng $150”. 

Cà phê Indonesia loại 4, 80 lỗi được hưởng mức giá cộng thêm $200 lần gần nhất là từ tháng 11/2009. Tuần trước, cà phê loại này được chào bán với giá cộng thêm $150 so với giá hợp đồng tháng 9 trên sàn London, và đã tăng thêm $20 và đạt $2.296/tấn vào thứ 3.

“Đúng là loại 80 hạt lỗi đã được giao dịch cộng thêm $200 trên giá FOB”- một nhà giao dịch tại Bandar Lampung, thủ phủ của Lampung tại Sumatra khẳng định.

Mặc dù mức lợi nhuận cao có thể khiến các nhà rang xay quay trở lại mua cà phê tại các kho ở London, các nhà giao dịch vẫn lưu ý mối quan tâm đến cà phê Việt Nam và Indonesia giao ngay.

Tại Việt Nam, cà phê loại 2, 2,5% đen vỡ được chào bán với mức cộng từ $50-$70 so với giá hợp đồng giao tháng 9 trên sàn London tuần trước.

Theo một nhà môi giới tại Hồng Kông, chuyên giao dịch cà phê Việt Nam, “Cà phê đã được giao dịch ở mức cộng $150 tại thị trường nội địa Việt Nam, có khoảng 2-3 công ten nơ đã được bán ngày hôm qua”.

“Mọi người đều muốn bán ở mức giá này. Tồn kho trong tay nông dân hiện không nhiều. Chúng tôi cho rằng chỉ vào khoảng 180.000 tấn. Họ đang đợi mức giá cao hơn”.

Theo một chuyên viên trong ngành cho biết vào hôm thứ 2 vừa qua: Các nhà xuất khẩu cà phê Việt Nam đã hoãn giao các hợp đồng tổng cộng lên tới 100.000 tấn kể từ tháng 5 do thiếu dự trữ.

Khối lượng xuất khẩu có thể sẽ giảm trong các tháng tiếp theo, khối lượng vận chuyển tháng 6 đã được cho là giảm xuống từ 65.000-80.000 so với ước tính khoảng 110.000 tấn trong tháng trước.

Việt Nam, chiếm khoảng 14% tổng sản lượng thế giới, được dự báo sẽ có vụ mùa bội thu đạt khoảng 22-24 triệu bao trong niên vụ kết thúc vào tháng 9/2012, so với mức 20-22 triệu bao trong niên vụ hiện nay kết thúc vào tháng 9.

Tuy nhiên, tâm lý trên thị trường cà phê vẫn khá vững chắc do triển vọng sản lượng giảm tại các nơi khác, tiêu thụ toàn cầu tăng, và thiếu nguồn cung cà phê chất lượng tốt sau vụ thu hoạch kém tại quốc gia sản xuất Robusta lớn thứ hai thế giới là Indonesia.

Các nhà xuất khẩu cà phê Indonesia đã hủy giao hàng ít nhất 3.000 tấn Robusta cho các hợp đồng giao thagns 4 và tháng 5 do khó khăn về nguồn cugn sau vụ thu hoạch thất bát.  

“Các công ty thương mại thực hiện bán trong tương lai sau đó mua vào để thực hiện hợp đồng sẽ bị ảnh hưởng bởi mức giá này nếu họ tham gia vào thị trường. Phải rất thận trọng. Rủi ro có thể xảy ra”, nhà giao dịch tại Singapore cho biết.

Sản lượng cà phê niên vụ 2011/2012 được dự đoán giảm nhẹ xuống khoảng 130 bao 60kg, từ mức 133 bao niên vụ trước, theo Hiệp hội cà phê thế giới (ICO).

Hồng Kim

Theo Reuters


Báo cáo phân tích thị trường