Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Thị trường đường vững giá
28 | 09 | 2011
Giá đường tương lai có thể duy trì ở mức cao, vững giá hơn các thị trường cà phê và đặc biệt là cacao, do lo ngại về sản lượng đường sụt giảm tại Brazil, nước sản xuất đường hàng đầu thế giới.

Commerzbank cho biết giá cà phê tương lai sẽ đạt trung bình 250 cents/pound tại thị trường New York trong quý 4/2011, tương đương mức giá hiện tại, do sương giá gây ảnh hưởng đến mùa vụ tại Brazil.

Commerzbank cũng dự báo giá cacao sẽ giảm 300 USD/tấn, xuống mức 2.700 USD/tấn trên thị trường tương lai New York trong quý 4/2011, do thặng dư cacao toàn cầu niên vụ 2010/11 theo ước tính của ICCO đã chạm mức cao nhất trong vòng 22 năm qua, ở mức 325 ngàn tấn.

Tuần trước, ICCO đã thay đổi ước tính, cho thấy sản lượng cacao toàn cầu niên vụ 2011/12 sẽ tăng và giúp có thặng dư cung – cầu, so với việc dự đoán thị trường cacao sẽ xảy ra thâm hụt nhẹ.

Năng suất mía đường có thể giảm

Tuy nhiên, ngân hàng này cũng dự đoán giá đường thô trên thị trường New York sẽ đạt trung bình 27 cents/pound trong quý 4/2011, giảm xuống mức 26 cents/pounds trong quý tiếp theo, cao hơn giá hiện tại trên thị trường.

Giá đường giao tháng 10 trên thị trường New Tork giảm xuống dưới 26 cents/pounds trong những ngày giao dịch cuối tháng 9. Giá đường giao tháng 3/2012 thậm chí giảm xuống dưới 25 cents/pound.

Trong khi sản lượng đường được dự đoán sẽ tăng lên ở nhiều nước, triển vọng thị trường đường tại Brazil vẫn còn là một dấu hỏi do những người trồng mía đang lưỡng lự tái canh do lo ngại năng suất đường mía tiếp tục giảm.

Giá đường có thể duy trì ở mức cao

Ngoài ra, sản lượng đường tại Thái Lan, nhà xuất khẩu lớn thứ 2 thế giới, có thể giảm sau khi đạt mức sản lượng kỷ lục 9,6 triệu tấn trong vụ trước và sản lượng đường của Úc, nước xuất khẩu lớn thứ 3, vẫn đang ở mức thấp hơn thông thường, ngay cả khi tăng sản lượng thêm 600 ngàn tấn lên mức 4,2 triệu tấn trong niên vụ 2011/12.

Kim ngạch nhập khẩu đường của Trung Quốc có thể tăng lên mức 2,5 triệu tấn trong năm 2011/12, nhằm bù đắp lượng thâm hụt do nhu cầu tăng cao và sản lượng nội địa suy giảm trong suốt nhiều năm.

Kim Dung AGROINFO

Theo agrimoney.com


Báo cáo phân tích thị trường