Trước đó, những chính sách của Chính phủ Indonesia không hề ủng hộ cho các nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời giá đất quá cao khiến người nước ngoài e ngại đầu từ vào quốc gia này. Song hiện nay, khi Indonesia đang mời gọi đầu tư vào các đồn điền cao su thông qua việc cho thuê đất, quốc gia này đã cho thấy mục tiêu lớn trong việc xây dựng các nhà máy sản xuất găng tay, bóng và bao cao su. Ý tưởng này nhằm vào việc xây dựng các nhà máy sản xuất theo định hướng xuất khẩu 100% với giá trị gia tăng cao. Phó chủ tích của Hiệp hội Công nghiệp cao su Ấn Độ, ông Niraj Thakkar cho biết: “cả hai nước đều được hưởng lợi”.
Khi ngành công nghiệp cao su nội địa của Ấn Độ đang phải gánh chịu thuế nhập khẩu cao về nguyên liệu thô, nguồi cung cao su tự nhiên không đủ và lương nhân công quá cao, thì kế hoạch này là một lựa chọn hấp dẫn. Indonesia có thể hưởng lợi từ thế mạnh của Ấn Độ trong sản xuất các sản phẩm từ cao su và các sản phẩm latex khác. Sri Lanka cũng đang cân nhắc việc mời gọi các nhà sản xuất sản phẩm từ cao su của Ấn Độ xây dựng các nhà máy tại nước này. Chính sách thân thiện với nhà đầu tư sẽ khuyến khích các nhà sản xuất lốp xe của Ấn Độ đầu tư vào Indonesia, nơi vốn không mằn mà với hoạt động này trong suốt những năm qua. Theo ông Rajiv Budhraja, chủ tích của Hiệp hội các nhà sản xuất lốp xe ô tô Ấn Độ, quốc gia này cũng đang có ý định đầu tư vào các đồn điền cao su tại Lào, Campuchia và một phần của Châu Phi.
Phạm Thùy Linh- Bộ môn Nghiên cứu Chiến lược-Chính sách
Dịch từ nguồn: Thời báo kinh tế Ấn Độ