Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Định hướng phát triển xuất khẩu cao su Việt Nam
05 | 06 | 2008
Ngành cao su Việt Nam trong những năm gần đây phát triển nhanh chóng cả về sản lượng và doanh thu xuất khẩu. Năm 2007, Việt Nam là nước xuất khẩu cao su lớn thứ tư trên thế giới sau Thái Lan, Indonesia và Malaysia.
Hiện nay, hơn 90% sản lượng cao su của Việt Nam phục vụ xuất khẩu dưới hình thức cao su nguyên liệu, chỉ có 10% chiếm khoảng 50.000 tấn là được chế biến phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Tỉ lệ này quá thấp so với nguồn cao su nguyên liệu có khả năng phục vụ sản xuất và tiêu dùng. Do đó, mặc dù Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu cao su lớn trên thế giới nhưng lợi nhuận từ cao su thấp hơn rất nhiều so với Malaysia hay Thái Lan.

Sản phẩm:

Mặc dù còn giới hạn trong sản xuất nhưng các dòng sản phẩm chế biến từ cao su của Việt Nam cũng tương đối đa dạng với săm, lốp xe ôtô và xe gắn máy, găng tay cao su phục vụ trong ngành y tế và tiêu dùng, đệm cao su và vỏ bọc dây điện dùng trong sản xuất, xây dựng và tiêu dùng, dòng sản phẩm phục vụ cho thể thao, giải trí và các lĩnh vực y tế.
Hiện nay, cơ cấu sản phẩm cao su thành phẩm và định hướng đầu tư đang tập trung chủ yếu ở dòng sản phẩm săm, lốp xe ôtô, xe máy và xe đạp. Sản phẩm chế biến từ cao su của Việt Nam được sản xuất với thiết bị hiện đại và công nghệ tiên tiến từ châu Âu. Các sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã phù hợp thị hiếu người tiêu dùng, được đảm bảo về chất lượng và có khả năng cạnh tranh với chính sách giá linh hoạt và chăm sóc khách hàng cẩn thận.

Quy mô và năng suất sản xuất:

Trái với việc xuất khẩu cao su nguyên liệu, sản phẩm cao su chế biến của Việt Nam chỉ được xuất khẩu rất hạn chế. Tính đến năm 2007, Việt Nam có khoảng 70 đơn vị sản xuất cao su với năng suất từ 500 đến 20.000 tấn mỗi năm được quản lý bởi Công ty Hoá chất Việt Nam (Vinachem) và Tập đoàn Cao su Việt Nam (Geruco). Tập đoàn Cao su Việt Nam có những nhà máy công nghệ cao, có khả năng sản xuất 260.000 tấn mủ cao su mỗi năm. Sản phẩm đạt chất lượng tốt, có uy tín trong nước và quốc tế. Khoảng 70% cao su chế biến được sử dụng cho việc sản xuất sưm xe, 15-20% dùng để sản xuất đệm mút và găng tay, còn lại 10% sử dụng cho các nhu cầu khác.
Hiện nay, Việt Nam đang đầu tư dây chuyền công nghệ đạt tiêu chuẩn quốc tế (ISO 900:2000) để sản xuất các sản phẩm cao su đạt giá trị kinh tế cao. Sản phẩm có chất lượng cao dùng để phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu chủ yếu là mặt hàng săm lốp và găng tay cao su. Theo Hiệp hội chất dẻo và cao su TPHCM, giá trị xuất khẩu của cao su Việt Nam trong năm 2007 đạt 800 triệu USD, trong đó 600 triệu USD là giá trị của săm lốp xuất khẩu.

Xu hướng sản xuất:

Tiềm năng và năng suất sản xuất cao su thành phẩm của Việt Nam là tương đối cao nhờ có nguồn nguyên liệu cao su đa dạng. Khu vực cung cấp nguyên liệu chủ yếu tập trung ở phía Đông Nam (339.000 ha), Cao Nguyên (113.000 ha), Trung tâm phía Bắc (41.500 ha) và Duyên Hải miền Trung (6.500 ha).
Do cao su thành phẩm cho giá trị kinh tế cao hơn nhiều so với cao su nguyên liệu thô xuất khẩu nên ngành cao su Việt Nam sẽ tập trung vào các sản phẩm cao su phục vụ sản xuất và tiêu dùng bằng việc áp dụng công nghệ tiên tiến và thiết bị hiện đại vào sản xuất thông qua các hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ngoài ra, ngành chế biến cao su sẽ ưu tiên cho sản phẩm cao su công nghiệp được dùng làm nguyên liệu phụ trợ cho ngành da giày của Việt Nam.

Tình hình xuất khẩu:

Tính đến năm 2007, cao su Việt Nam xuất khẩu đến hơn 40 nước trên thế giới với doanh thu đứng thứ tư và sản lượng đứng thứ năm chỉ sau Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Ấn Độ. Tốc độ phát triển bình quân của xuất khẩu cao su trong giai đoạn 2001-2006 là 17,66%, cao nhất trong các nước xuất kahảu cao su như Thái Lan 2,37%, Indonesia 5,27%, Malaysia 3,52%. Từ năm 2002 đến năm 2007, sản lượng xuất khẩu cao su của Việt Nam tăng 173%, tương đương 700.000 tấn, doanh thu tăng gần 600%, đạt 1,35% tỉ USD so với 230 triệu USD năm 2002. Dự đoán sản lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới sẽ tăng 4% và doanh thu xuất khẩu tăng 12,4% so với năm 2007.
Trong kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam, cao su chế biến mới chỉ đạt 150 triệu USD trong năm 2007, với mặt hàng chính là săm lốp chiếm 11% doanh thu.
Thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Trung Quốc, chiếm 60% tổng giá trị xuất khẩu. Tuy nhiên, do thuế xuất khẩu mặt hàng này từ Việt Nam vào Trung Quốc tương đối cao nên xuất khẩu cao su qua các kênh chính thức còn rất hạn chế. Sản phẩm chủ yếu được buôn bán lậu qua biên giới hai nước. Bên cạnh Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức, Đài Loan và Nga cũng là những thị trường xuất chính của Việt Nam.

Định hướng xuất khẩu:

Việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã mang lại những ảnh hưởng tích cực và tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu các sản phẩm cao su của Việt Nam. Gia nhập WTO, Việt Nam sẽ được hưởng ưu đãi về thuế khi xuất khẩu sang nhiều nước và có nhiều cơ hội tốt để thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển. Các doanh nghiệp sản xuất cao su của Việt Nam sẽ có cơ hội hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài xây dựng các nhà máy chế biến cao su để có thể sản xuất cao su có giá trị cao, tạo điều kiện chuyển đổi thị trường. Đầu tư vào Việt Nam đang phát triển mạnh sẽ làm tăng giá trị cho ngành cao su, giảm tỉ lệ xuất khẩu cao su nguyên liệu thô và thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm cao su có giá trị kinh tế cao.
Để thúc đẩy phát triển ngành chế biến cao su, cao su Việt Nam cần phải đa dạng hoá sản phẩm, giảm xuất khẩu nguyên liệu thô, phát triển chế biến sản xuất, thay đổi cơ cấu ngành hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các thị trường như EU, Bắc Mỹ và giảm phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
Định hướng cho sự phát triển của ngành cao su Việt Nam tới năm 2010 bao gồm chuyển đổi sản xuất cao su nguyên liệu và định hướng phát triển sản xuất cao su công nghiệp, xuất khẩu cao su thành phẩm kết hợp cùng với cao su nguyên liệu. Ngành cao su Việt Nam cần phải thay đổi cấu trúc sản xuất theo tiến trình phát triển của ngành để khai thác triệt để những thế mạnh của cây cao su; tăng cường năng lực cạnh tranh cho sản phẩm cùng với kế hoạch chung cho toàn ngành đến năm 2010 và định hướng tới năm 2020. Các doanh nghiệp cần phải ưu tiên cho đầu tư và phát triển các sản phẩm cao su có giá trị cao.
Nhằm nâng cao giá trị cây cao su của Việt Nam, việc nghiên cứu thị trường, lựa chọn công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư cho sản phẩm cao su công nghiệp, thúc đẩy phát triển sản xuất săm lốp xe để phục vụ cho ngành ôtô là những việc làm cấp thiết. Ngoải a, các doanh nghiệp cần phải triển khai các hoạt động marketing, phát triển công nghệ, và tiến hành đa dạng hoá phương thức sản xuất nhằm thúc đẩy mở rộng sản xuất cao su công nghiệp.
Tới năm 2010, Việt Nam sẽ phát triển khu vực trồng cao su lên tới 700.000 ha, gấp 1,5 lần so với diện tích hiện tại và sản lượng được mong đợi có thể lên tới 520.000 tấn cao su.



Nguồn: http://vinanet.vn
Báo cáo phân tích thị trường