Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Nhật Bản tham vọng đưa nông nghiệp trở thành ngành xuất khẩu chủ lực
26 | 10 | 2016
Từ trước đến nay, động lực xuất khẩu của Nhật Bản xoay quanh xe hơi và các thiết bị điện tử nhưng giờ đây, động lực này đã chững lại. Tuy nhiên, văn hóa ẩm thực của đất nước này với tiếng tăm về thực phẩm chất lượng cao đang châm ngòi cho động lực xuất khẩu thực phẩm của Nhật Bản.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe muốn tăng xuất khẩu nông sản thêm 30% trong 3 năm tới lên 9,62 tỷ USD, mặc dù các chuyên gia cho rằng ông cần phải đặt mục iêu cao hơn nhiều nếu thực phẩm trở thành một khu vực xuất khẩu chính của Nhật Bản. “Ý sử dụng văn hóa ẩm thực để đẩy mạnh xuất khẩu thực phẩm và Pháp cũng vận dụng cách tương tự cho rượu vang”, ông Katsunori Nakazawa, người đứng đầu cơ quan xúc tiến xuất khẩu của Bộ Nông nghiệp Nhật Bản nhận định. “Tôi muốn làm điều tương tự cho thực phẩm Nhật Bản. Nếu nông dân của chúng ta không xuất khẩu thì ngành nông nghiệp của chúng ta sẽ không phát triển”.

Công thức thúc đẩy động lực xuất khẩu có vẻ tương đối đơn giản: hậu cần tốt hơn, quảng cáo ồ ạt, gây chú ý trên các phương tiện truyền thông xã hội với tag #japanesefood – và các hoạt động vận dộng hành lang với các chính phủ nước khác. Tổng giá trị xuất khẩu của Nhật Bản giảm 6,9% trong tháng 9 vừa qua, tháng suy giảm thứ 12 liên tiếp, Bộ Tài chính nước này cho biết. Xuất khẩu xe hơi, các thiết bị điện tử và thép đều giảm, trong khi xuất khẩu thực phẩm tăng 7,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Năm 2015, xuất khẩu thực phẩm và thủy sản của Nhật Bản đạt 7,2 tỷ USD, theo Bộ Nông nghiệp Nhật Bản thông báo, nhưng chỉ chiếm 1% tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa của nước này. Xuất khẩu xe hơi chiếm 14%, trong khi xuất khẩu các thiết bị bán dẫn và điện tử chiếm khoảng 5%.

Hong Kong là thị trường hàng đầu của xuất khẩu thực phẩm Nhật Bản và là một thị trường mà Nhật Bản nhận thấy tiềm năng tăng thương mại. Với chỉ 7 triệu người, phần lãnh thổ này chiếm đến gần 25% xuất khẩu thực phẩm của Nhật Bản và các siêu thị ở đây thường xuyên dự trữ thịt bò wagyu, mì soba và sò điệp từ Nhật Bản. “Chúng tôi luôn tin tưởng vào hàng hóa Nhật Bản”, người người tiêu dùng 66 tuổi đã nghỉ hưu tại Hong Kong cho biết khi bà đang mua sắm tại một siêu thị Nhật Bản. “Họ sẽ không xuất khẩu những sản phẩm giả hoặc có hại”, bà nói. Uy tín về chất lượng chính là đòn bảy của xuất khẩu thực phẩm Nhật Bản.

Mỹ là thị trường xuất khẩu thực phẩm lớn thứ 2 của Nhật Bản, theo sau là Đài Loan, Trung Quốc đại lục và Hàn Quốc. 5 thị trường lớn nhất chiếm khoảng 70% tổng giá trị xuất khẩu thực phẩm của Nhật Bản năm 2015.

Sò điệp, cá hồi tự nhiên và cá hồi nuôi là những mặt hàng thực phẩm xuất khẩu hàng đầu của Nhật Bản sang Trung Quốc. Nhật Bản cũng đang có kế hoạch vận động Bắc Kinh cho phép nhập khẩu thịt bò, thịt lợn và các sản phẩm từ sữa, và cũng muốn Trung Quốc dỡ bỏ các hạn chế nhập khẩu đặt ra sau sự cố rò rỉ hạt nhân tại Fukushima. Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc cũng đang tăng nhanh nên Nhật Bản cũng có kế hoạch tăng các cơ sở chế biến gạo nội địa được phía Trung Quốc chấp nhận để xuất khẩu mặt hàng gạo.

Tại Đông Nam Á, Nhật Bản sẽ vận động Malaysia cho phép nhập khẩu thịt bò và đạt chứng nhận halal. Chính phủ Nhật Bản cũng muốn tăng xuất khẩu gạo, trái cây và trà xanh sang Thái Lan và Việt Nam.

Xuất khẩu rượu gạo sake và trà xanh sang châu Âu vẫn đang bùng nổ, và Nhật Bản có kế hoạch thúc đẩy marketing để tăng cường nhận diện thương hiệu và sẽ vận động các nước châu Âu dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu thịt bò.

Chính phủ Nhật Bản đã phân bổ gần 200 triệu USD cho những mục tiêu cải thiện đặt ra cho cơ sở hạ tầng thương mại nông sản, như kho dự trữ tốt hơn, ở gần các sân bay và các cơ sở chế biến thịt sẽ tuân thủ các tiêu chuẩn y tế quốc tế. “Tôi nghĩ chúng ta có thể dễ dàng đạt giá trị xuất khẩu 1.000 tỷ Yên, nên chúng ta cần nghĩ về mục tiêu tiếp theo”, theo bà Yasufumi Miwa, một chuyên gia cao cấp tại Viện nghiên cứu Nhật Bản, chuyên tư vấn cho Bộ Nông nghiệp Nhật Bản nhận định. “Một khi chúng ta đặt ra mục tiêu giá trị xuất khẩu 5.000 tỷ Yên, tôi nghĩ noogn nghiệp sẽ trở thành một nguồn xuất khẩu chủ lực của Nhật Bản, cùng với xe hơi và các thiết bị điện tử”.



Gappingworld
Báo cáo phân tích thị trường