Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Nhật Bản có thể mở cửa thị trường nông sản
10 | 11 | 2011
Sự tham gia của Nhật Bản vào nhóm thương mại tự do, đứng đầu bởi Mỹ, có thể mở cửa thị trường nông sản trị giá 48 tỷ USD của nước này cho các nhà xuất khẩu gạo, đường và thịt bò, đẩy giá nông sản thế giới tăng.

Theo Viện nghiên cứu Norinchukin, tư cách thành viên của Nhật Bản trong Đối tác xuyên Thái Bình Dương có thể giúp tăng doanh số của Tyson Foods Inc. (TSN) and Fonterra Cooperative Group Ltd., do các thành viên của nhóm này hướng đến mục tiêu dỡ bỏ các rào cản thuế nhập khẩu trong 1 thập kỷ tới. Thủ tướng Yoshihiko Noda có khả năng sẽ gây chia rẽ đảnh của ông nếu ủng hộ tham gia đàm phán thương mại, cho biết quan điểm các thị trường phải được mở cửa để thúc đẩy nền kinh tế đang yếu kém, khi Nhật vẫn đang phải chống chọi để phục hồi sau thảm họa động đất – sóng thần hồi tháng 3.

Bộ Nông nghiệp Nhật Bản dự đoán dỡ bỏ thuế có thể đẩy Nhật Bản vào tình trạng phụ thuộc chặt chẽ nguồn thực phẩm nhập khẩu, từ mức 60% hiện nay lên mức 90%. Đồng thời, việc Nhật Bản tăng cường nhập khẩu có thể càng làm nguồn cung toàn cầu căng thẳng và đấy giá gạo, vốn đã tăng 12% trong năm 2011, và giá thịt gia súc tăng. Đảng dân chủ của Thủ tướng Noda bị chia rẽ bởi hai luồng quan điểm: thúc đẩy thương mại để kích thích tăng trưởng kinh tế hay bảo vệ những nông dân, có thể chịu thiệt hại bởi thuế nhập khẩu thấp và cạnh tranh tăng.

Theo dự báo của chính phủ Nhật, quan hệ đối tác trong nhóm này có thể thúc đẩy GDP Nhật thêm 34,7 tỷ USD, tương đương 0,54%.

Nhập khẩu gạo

Trong tuần này, quyết định về việc liệu sẽ tham dự cuộc đàm phán đối tác, có thể sẽ dỡ bỏ các loại thuế nhập khẩu, bao gồm cả mức thuế nhập khẩu 778% đối với mặt hàng gạo, được dự đoán sẽ được công bố. Ông Noda đã lên lịch trình gặp Tổng thống Mỹ tại hội nghị APEC cuối tuần này tại Honolulu.

Các nhà làm luật Mỹ đang kêu gọi Đại diện thương mại Ron Kirk tư vấn Thượng viện về bất cứ yêu cầu mà Nhật Bản có thể đưa ra trong cuộc đàm phám thương mại, do quốc gia châu Á này có truyền thống đóng cửa thị trường nội địa khi gặp phải bất cứ sự cạnh tranh khó khăn nào.

Thị trường đóng

Theo lời kêu gọi của các nhà làm luật Mỹ, việc xem xét các yêu cầu có thể có trên bàn đàm phán phải xét đến việc liệu Nhật Bán có sẵn sàng và có thể đáp ứng các cam kết tiêu chuẩn cao trong các thỏa thuận thương mại tự do với Mỹ và liệu nước này có thực sự mở cửa thị trường vốn đóng lâu nay để mang lại lợi ích cho các công ty, công nhân và nông dân nước này hay không.

Nếu Nhật Bản dỡ bỏ thuế nhập khẩu và từ bỏ hệ thống giao dịch nội địa đối với mặt hàng gạo, vốn đã hạn chế nhập khẩu, sẽ thúc đẩy giao dịch với Mỹ và Việt Nam. Đồng thời, theo ông Nobuhiro Suzuki, giáo sư khoa học nông nghiệp toàn cầu tại Đại học Tokyo, điều này sẽ khiến những nông dân Nhật Bản phải rời bỏ ngành.

Khoảng 90% sản lượng gạo nội địa, tương đương 7,6 triệu tấn, có thể có nguồn nhập khẩu thay thế trong dài hạn. Chính phủ Nhật Bản đã bảo vệ nông dân trồng lúa bằng cách áp thuế nhập khẩu 341 Yên/kg để duy trì khả năng tự cung tự cấp.

Lúa mỳ và đường

Theo chương trình giao dịch nội địa, Bộ nông nghiệp nước này mua gạo từ các nhà cung cấp nước ngoài chủ yếu để bán cho các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi, các công ty sản xuất cồn và các nhà chế biến thực phẩm. Việc dỡ bỏ hệ thống này có thể mở ra cơ hội kinh doanh cho các công ty như Marubeni Corp. (8002), nhà giao dịch ngũ cốc lớn nhất Nhật Bản, thúc đẩy nhập khẩu để bán cho các nhà bán lẻ, như hệ thống siêu thị Daiei Inc. (8263).

Các cuộc đàm phán trong khuôn khổ APEC, được biết đến phổ biến với tên gọi TPP, liên quan đến Úc, Brunei, Chile, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore, Việt Nam và Mỹ.

Nguồn lúa mỳ và các sản phẩm bơ sữa rẻ từ nước này có thể làm giảm doanh thu của các nhà sản xuất thực phẩm Nhật Bản như Nisshin Seifun Group Inc. (2002) và Morinaga Milk Industry Co. Các quốc gia không tham gia TPP như Canada và Thái Lan có thể mất một phần doanh thu từ lúa mỳ, gạo và đường nếu Nhật Bản trở thành thành viên thứ 10 của đàm phán này. Nhập khẩu thịt và các sản phẩm bơ sữa của Nhật Bản tăng có thể làm giảm kim ngạch nhập khẩu các ngũ cốc làm thức ăn chăn nuôi như ngô và đậu tương của nước này.

Cạnh tranh để trường tồn

Hầu hết toàn bộ sản lượng đường của Nhật Bản, trị giá 150 tỷ Yên hàng năm, có thể được thay thế bởi nguồn nhập khẩu nếu thuế được dỡ bỏ. Theo Tetsuro Shimizu, phó chủ tịch  Viện nghiên cứu Norinchukin, 99% sản lượng lúa mỳ hiện tại của nước này, trị giá 80 tỷ Yên, cũng có thể bị thay thế bởi nguồn nhập khẩu. Tình trạng tương tự cũng diễn ra với các sản phẩm thịt bò, thịt lợn và thịt gà Nhật Bản, hiện tổng giá trị là 1,1 ngàn tỷ Yên.

Nông dân Nhật Bản có thể vượt qua khó khăn mà không cần sự bảo vệ từ các loại thuế nhập khẩu nếu những hộ trợ của hcisnh phủ liên quan đến hoạt động nông nghiệp và bổ sung các nguồn thu nhập cho họ, do khẩu vị của người tiêu dùng với các nông sản nội địa vẫn rất mạnh. Theo Kazuyuki Kinbara, giám đốc các thương vụ quốc tế tại nhóm vận động hành lang Keidanren, các thỏa thuận thương mại tự do sẽ mở rộng cơ hội cho các nông dân Nhật Bản thúc đẩy xuất khẩu.

Theo Bloomberg



Báo cáo phân tích thị trường