Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Bangladesh hủy hợp đồng nhập khẩu 250.000 tấn gạo từ Campuchia
15 | 11 | 2017
Bangladesh và Campuchia đã thất bại trong việc chốt đơn hàng nhập khẩu 250.000 tấn của Bangladesh. Các tác nhân ngành lúa gạo Campuchia cho rằng đơn hàng bị hủy là do các nhà chế biến hiện không đủ dự trữ để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu; trong khi hy vọng kéo dài đàm phán có vẻ không khả quan.

Thỏa thuận thương mại gạo này được ký lần đầu tiên trong tháng 8/2017, khi các cơ quan liên quan từ 2 nước đã ký một biên bản ghi nhớ (MoU) và lên kế hoạch cho các chuyến hàng gạo đầu tiên bắt đầu vận chuyển tới Bangladesh trong tháng 11.

Ông Hun Lak, phó chủ tịch Liên hiệp gạo Campuchia (CRF), cho biết thỏa thuận thư tín dụng (L/C) không thể đạt được do hai bên đều không đồng ý về các điều khoản và điều kiện cuối cùng cho các lô hàng. “Do các điều khoản của thỏa thuận và các điều kiện thanh toán không thể được đồng thuận bởi cả hai bên Campuchia và Bangladesh, lịch trình giao gạo đã bị hủy. Chúng tôi sẽ thảo luận một lần nước trong cuộc họp sau đó”. Ông cho biết thêm công ty nhà nước Green Trade, chịu trách nhiệm thực hiện thỏa tuận, được yêu cầu sắp xếp một cuộc gặp trong tương lai để tiếp tục các cuộc đàm phán.

Thỏa thuận gạo này để Bangladesh tăng cường kho dự trữ sau khi mưa lớn và lũ lụt gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất lúa gạo trong năm 2017, đồng thời mang lại tiềm năng xuất khẩu tới 1 triệu tấn gạo sang nước này trong vòng 5 năm tới.

Người phát ngôn Bộ Thương mại Campuchia cho biết khung thỏa thuận vẫn đang có hiệu lực, Bộ vẫn sẽ tiesp tục thỏa thuận các điều khoản với phía Bangladesh. “Chúng tôi vẫn đang đàm phán với Bangladesh về xuất khẩu 250.000 tấn gạo nhưng chưa có gì chính thức được thông qua”.

Song Saran, CEO của Amru Rice, cho rằng ngành gạo Campuchia đang phải vật lộn để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu cao của Bangladesh. “Về mặt hậu cần, dự trữ gạo của Campuchia vẫn rất hạn chế, đó là rào cản lớn để chúng tôi có thể hoàn thành mục tiêu giao 250.000 tấn gạo đã hữa với Bangladesh. Ngay cả nếu chúng tôi đã đồng thuận về giá, vẫn có khả năng thỏa thuận thất bại nếu không thể thỏa thuận về các điều khoản cung ứng, kiểm soát chất lượng và thanh toán”.

Báo cáo cuối tháng 8 cho biết Reuters đưa tin 2 nhà chức trách Bangladesh đã chốt thỏa thuận giá với Campuchia ở mức 453 USD/tấn. Tuy nhiên, các nhà chế biến lúa gạo Campuchia cho rằng mức giá này không có lợi nhuận, các nhà chức trách Campuchia đã liên tục lên tiếng rằng thỏa thuận về giá vẫn chưa được chốt.

Ông Kim Savuth, chủ tịch Khmer Foods Group, cho rằng thỏa thuận này đoản mệnh bởi các nhà xay xát không thể có đủ thời gian để thu hoạch lúa gạo trắng để kịp giao hàng trong tháng 11. “Khi CRF đến đặt hàng tôi cung ứng gạo trắng, tôi không đã thông báo không đủ dự trữ bởi vụ thu hoạch vẫn chưa hoàn tất. Tôi không có bất cứ hy vọng nào về khả năng hoàn tất thỏa thuận này với Bangladesh”.

Tuy nhiên, khu vực tư nhân có thể xoay xở để hoàn thành các thỏa thuận hiệu quả hơn chính phủ là nhận định của ông Hean Vanhan, thư ký Bộ Nông nghiệp Campuchia. “Dự trữ gạo của chúng tôi trống rỗng là lý do vì sao chúng tôi không thể xuất khẩu gạo theo thỏa thuận. Chính phủ đang chịu trách nhiệm hoàn thành thỏa thuận nhưng họ nên nhường lại công việc này cho khu vực tư nhân bởi khu vực tư nhân hiểu rõ hơn về dự trữ gạo và biết cách hoạt động sao cho hiệu quả”.

Trong khi đó, về phía Bangladesh, ông Badrul Hasan, lãnh đạo cơ quan thu mua ngũ cốc của Bangladesh cho biết phía Bangladesh phải đóng thỏa thuận vì phía Campuchia không thể cung ứng gạo đúng hạn. Bất chấp việc có nhiều thỏa thuận mua gạo với các nước xuất khẩu gạo lớn như Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Bangladesh vẫn đang gặp nhiều khó khăn về dự trữ gạo nội địa. Hiện dự trữ gạo tại Bangladesh được cho là chỉ đạt 411.000 tấn, thấp hơn nhiều so với mức dự trữ thông thường. Nhập khẩu gạo năm 2017 của nước này có thể chạm mức cao kỷ lục trong 1 thập kỷ. Trong tháng 8, Bangladesh đã hạ thuế nhập khẩu gạo lần thứ 2 chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng. Hạ thuế giúp thúc đẩy giao dịch của khu vực tư nhân, chủ yếu mua gạo từ nước láng giềng Ấn Độ.

Theo Phnom Penh Post, Reuters (Gappingworld.com)



Báo cáo phân tích thị trường