Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Cuộc chiến thương mại leo thang, Trung Quốc nhắm đến thủy sản Mỹ, áp thuế 25%
19 | 06 | 2018
Ngày 15/6, Trung Quốc thông báo sẽ áp thuế 25% đối với hàng loạt các sản phẩm thủy sản Mỹ, bao gồm cá hồi, tôm hùm, tôm, cá tuyết, cá ngừ, cá Pollock, hàu, sò điệp, cua tuyết và Dungeness, cá kiếm và ốc vòi voi. Chính sách thuế này sẽ có hiệu lực từ ngày 6/7, theo thông báo từ Bộ Tài chính Trung Quốc.

Động thái này đã thổi bùng lên lo ngai cho ngành thủy sản Mỹ kể từ khi tổng thống Donald Trump châm ngòi một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc vào tháng 1/2018 khi áp thuế lần đầu với các tấm năng lượng mặt trời và máy giặt. Sau đó, vào tháng 5/2018, ông Trump tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa khi áp thêm thuế lên thép và nhôm. Ngày 15/6, ông Trump tuyên bố áp thuế lên tất cả các hàng hóa Trung Quốc có “các công nghệ công nghiệp quan trọng”, lần lượt lên các gói hàng hóa Trung Quốc trị giá 34 tỷ USD và 50 tỷ USD. Ông cho rằng các chính sách thuế này là nỗ lực để thúc đẩy sản xuất nội địa tại Mỹ và gây áp lực lên Trung Quốc bằng các cáo buộc các công ty Trung Quốc đánh cắp công nghệ. “Các chính sách thuế này là cực kỳ cần thiết để ngăn chặn việc chuyển giao không công bằng các công nghệ và tài sản trí tuệ Mỹ sang Trung Quốc, nhằm bảo vệ việc làm cho người Mỹ. Ngoài ra, các chính sách này sẽ là bước đi tiên phong nhằm mang lại cân bằng cho quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc”.

Về phần mình, Bộ Tài chính Trung Quốc cáo buộc Mỹ vi phạm các quy định của WTO và các điều khoản trong các thỏa thuận thương mại Trung Quốc – Mỹ. “Động thái của Mỹ vi phạm nghiêm trọng pháp quyền và lợi ích của Trung Quốc, đe dọa lên lợi ích của toàn bộ quốc gia và dân tộc Trung Quốc”.

National Fisheries Institute, cơ quan đại diện ngành thủy sản Mỹ, đã công bố một thông cáo báo chí ngày 15/6 cho biết cơ quan này hiện vẫn đang rà soát danh sách đầu đủ hơn 500 sản phẩm – bao gồm 170 sản phẩm thủy sản – là đối tượng chịu thuế, để xác định tác động tiềm năng lên xuất khẩu thủy sản Mỹ. Cơ quan này kêu gọi chính quyền Donald Trump và các nhà chức trách Mỹ khác chống lại việc đưa ngành thủy sản vào cuộc chiến thương mại này. “Chúng tôi vô cùng thất vọng trước chính sách thuế trả đũa này”, chủ tịch NFI John Connelly phát biểu trong thông cáo ngày 15/6. “Không có mối liên hệ nào giữa các sản phẩm mà Mỹ nhắm đến và các chính sách thuế mà Trung Quốc có kế hoạch áp đặt lên hàng hóa thủy sản Mỹ”.

Ông Connelly cho rằng các mức thuế này sẽ gây thiệt hại cho các gia đình và cộng dòng ngư nghiệp trên khắp nước Mỹ. “Hiện vẫn chưa rõ nơi nào các động thái thương mại này sẽ tác động mạnh nhất, nhưng điều rõ ràng là chúng sẽ tác động tiêu cực lên việc làm trong ngành thủy sản Mỹ”, ông Connelly phát biểu. “Đó là những ngư dân khai thác tôm hùm Alaska, những người đàn ông và phụ nữ trên những con thuyền tại Alaska và những gia đình đang thu hoạch và chế biến thủy sản tại tây bắc Thái Bình Dương – những người sẽ phải hứng chịu hậu quả của một chính sách thiếu sáng suốt”.

Mỹ đã nhập khẩu hơn 2,7 tỷ USD thủy sản Trung Quốc trong năm 2017, và xuất khẩu thủy sản Mỹ sang Trung Quốc đạt 1,3 tỷ USD. Trong đó, xấp xỉ 750 triệu USD là xuất khẩu thủy sản từ Alaska, chiếm hơn 35% tổng sản lượng khai thác thủy sản của Alaska.

Mùa khai thác cá hồi đỏ mới chỉ bắt đầu tại Alaska và thống đốc bang Alaska Bill Walkergần đây mới quay trở lại từ một chuyến công tác thương mại tới Trung Quốc mà ông cho là sẽ giúp tăng mạnh xuất khẩu thủy sản của bang này sang Trung Quốc, đây là thời gian tồi tệ để kéo thủy sản vào cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, theo nhà chức trách phát triển thủy sản sông Copper Martin Weiser phát biểu trên truyền hình. “Giờ đây Trung Quốc đang là thị trường tiêu thụ lớn của thủy sản Alaska, và với việc chính sách thuế mới ban hành, có thể xuất khẩu thủy sản Alaska sang Trung Quốc sẽ giảm mạnh”.

Các nhà sản xuất cá Pollock Alaska cũng đang tìm cách tăng thị phần trên thị trường Trung Quốc giữa sự cạnh tranh quyết liệt của Nga, theo Jim Gilmore, giám đốc các vấn đề công chúng cho Hiệp hội các nhà chế biến thủy sản trên biển tại Seattle, đại diện cho 6 công ty khai thác và chế biến cá Pollock tại các vùng nước thuộc Alaska. “Đây là thị trường lớn nhất thế giới và việc đưa Mỹ vào tình thế bất lợi so với tất cả các đối thủ cạnh tranh là một vấn đề lớn”.

Đối với nhiều doanh nghiệp thủy sản Mỹ có cơ sở sản xuất tại Trung Quốc, ưu tiên hàng đầu là quyết định xem liệu các chính sách thuế mới có bao gòm các sản phẩm gia công chế biến tại Trung Quốc hay không. Một chính sách thuế như vậy sẽ quay ngược lại gây thiệt hại cho Trung Quốc, tác động tiêu cực tới lực lượng lao động chế biến thủy sản – ngành chế biến thủy sản thứ cấp cực lớn của nước này.

Tại Maine, thượng nghị sỹ Susan Collins và Angus King và hạ nghị sỹ Chellie Pingree và Bruce Poliquin đã có một thông cáo chung phản ứng trước quyết định thuế của Trung Quốc. 4 nhà làm chính sách này đã nhóm họp tại Portland, Maine vào ngày 4/6 cùng với 3 đại diện thương mại Mỹ để kêu gọi chính phủ loại tôm hùm ra khỏi cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. “Ngành tôm hùm của bang Maine là mũi nhọn không thể thay thế của nền kinh tế bang, giúp tạo ra hàng ngàn việc làm và thu nhập cho các cộng đồng ven biển. Chỉ 2 tuần trước, phái đoàn bang Maine đã nghe trực tiếp tiếng nói từ ngành tôm hum Maine về khó khăn kinh tế do cuộc chiến thương mại với Trung Quốc có thể gây ra. Chúng tôi hết sức quan ngại với USTR về các chính sách thuế mới có thể nhấn chìm ngành này”.

Matt Jacobson, giám đốc điều hành Maine Lobster Marketing Collaborative, trong cuộc phỏng vấn với AP phát biểu rằng ông hy vọng tranh chấp thương mại này có thể dàn xếp trước khi các chính sách thuế trên có hiệu lực.

Theo Seafood Source (gappingworld.com)



Báo cáo phân tích thị trường