Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
10 yếu tố có thể làm thay đổi cục diện ngành thủy sản Trung Quốc năm 2018
14 | 01 | 2018
Thông tin về Trung Quốc tiếp tục dồn dập trong những ngày đầu năm 2018. Thỏa thuận thương mại mới nhất. Các chính sách môi trường. Tàu khai thác thủy sản mới được đưa vào hoạt động ngoài khơi. Với rất nhiều thông tin, các nhà quan sát đôi khi khó nhìn thấy bức tranh toàn cảnh của thị trường lớn nhất thế giới này. Dưới đây là 10 khuynh hướng tác động lớn nhất tới thương mại thủy sản Trung Quốc trong năm 2018.
  1. Ngoại giao thương mại

Nhà cung cấp thủy sản hàng đầu của Trung Quốc trên thị trường quốc tế vẫn là Nga, một phần nhờ lợi thế địa lý và đồng Rouble vẫn đang phục hồi lên mức cao. Nhưng Trung Quốc đang kết hợp ngoại giao và thương mại để mở cửa các khu vực sản xuất thủy sản toàn cầu cho các công ty thủy sản của nước này. Là một người mua lớn hàng hóa nguyên liệu thô, nhà cấp vốn cũng như nhà xây dựng cơ sở hạ tầng lớn trên thế giới, Trung Quốc đang có ảnh hưởng cực lớn lên các nước đang phát triển – một phần do các chính phủ các nước này tìm kiếm các khoản vay không có điều kiện đi kèm. Các thỏa thuận như vậy với hàng loạt các nước đang phát triển, đổi lấy việc cho phép các tàu khai thác thủy sản Trung Quốc tiếp cận được các nguồn được được bảo vệ bởi khu đặc quyền kinh tế.

Đồng thời, việc Na Uy được quay trở lại thị trường thủy sản Trung Quốc hồi đầu năm nay sau một thập kỷ là một tín hiệu tới các nước khác cho thấy Trung Quốc đang chính trị hóa các ưu đãi kinh tế để tắt tiếng bất cứ chỉ trích nào về các động thái chính trị như vậy.

  1. Thắt chặt vành đai

Năm 2018, Trung Quốc được cho là sẽ tiếp tục chiến lược dài hạn nhằm mở rộng các thị trường xuất khẩu. Năm 2017, Trung Quốc ráo riết theo đuổi chính sách “Một vành đai – Một con đường”, hay còn được gọi là Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), một ưu tiên chính trị quốc gia nhằm hội nhập các khu vưc lân cận vào Trung Quốc thông qua cơ sở hạ tầng. CÁc nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh tại Đông Nam Á – mục tiêu chính của BRI – đang có những phản hồi chính sách này khi xuất khẩu thủy sản từ Trung Quốc sang Indonesia và Philippines tăng mạnh trong năm 2017. Xuất khẩu thủy sản Trung Quốc sang Philippines trong nửa đầu năm 2017 đạt 103.000 tấn, tăng 51,3% so với cùng kỳ năm 2016.

Năng lực thâu tóm thị phần của Trung Quốc tại các quốc gia đang phát triển như Philippines xuất phát từ quy mô và khả năng cạnh tranh của ngành chế biến và hậu cần – những mảng mà Philippines không thể cạnh tranh. Các nước đang phát triển như Indonesia, Philippines có thể bù đắp sự thiếu hụt năng lực này bằng nhập khẩu thủy sản chế biến, giá rẻ từ Trung Quốc.

Một mục tiêu khác của BRI là giảm sự phụ thuộc của Trung Quốc vào các thị trường phương tây. Cho đến nay, chiến lược này có vẻ có tác dụng khi xuất khẩu thủy sản sang EU giảm 2,3% về lượng trong nửa đầu  2017, mặc dù vẫn đạt đến 246.000 tấn.

  1. Nâng cao giá trị

Giá cá rô phi cổng trại tại Trung Quốc vẫn thấp kể từ năm 2012 đến nay, tương tự đối với cá chép. Nhưng giá và nhu cầu đang tăng vọt đối với tôm càng và cua nước ngọt. Điều này phản ánh sự chuyển dịch của các khu vực nuôi thủy sản nước ngọt của Trung Quốc sang các loài có giá trị cao hơn, và khuynh hướng này sẽ mạnh thêm trong năm 2018. Trong năm 2017, nhiều nông dân báo cáo tình trạng mất cắp tại các trại nuôi; trong khi một trường đại học tại Vũ Hán, khu vực sản xuất tôm càng chính, đã triển khai khóa đào vạo và cấp chứng nhận cho sản xuất – chế biến tôm càng

Trong những năm tới, khuynh hướng này sẽ làm gia tăng áp lực giá và nguồn cung sẵn có cho các loại thủy sản chủ yếu phục vụ xuất khẩu như tôm và cá rô phi, mặc dù sẽ cần thời gian để thể hiện rõ, do phần lớn hoạt động sản xuất tập trung tại miền Nam, gần các cảng xuất khẩu lớn.

  1. Nuôi thủy sản biển: Cần hỗ trợ

Xây dựng thêm nhiều khu nuôi trồng thủy sản biển là 1 trong 3 ưu tiên hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản của Trung Quốc trong năm 2018 và nước này cần nhiều nỗ lực để tăng nuôi thủy sản biển tại các lồng nuôi ngoài khơi. Tuy nhiên, nỗ lực này có thể làm nảy sinh vấn đề ô nhiễm cho Trung Quốc. Khoảng 12 – 17% bờ biển của Trung Quốc “bị ô nhiễm nghiêm trọng”, theo báo cáo thường niên mới nhất của Cơ quan quốc gia về chất lượng môi trường biển Trung Quốc.

Các công ty riêng lẻ và các viện nghiên cứu đại dương trên khắp cả nước đã tung ra nhiều chương trình thử nghiệm nuôi thủy sản ngoài khơi. Tuy nhiên, luồng vốn lớn vẫn chưa đổ vào thị trường này, một phần do các nhà đầu tư và các công ty bảo hiểm lớn còn ngần ngại trước các rủi ro. Có các dấu hiệu cho thấy chính phủ sẽ hỗ trợ và trợ cấp cho các dự án nuôi thủy sản biển, kết hợp với năng lượng tái sinh như các tấm năng lượng mặt trời (mặc dù khả năng phá hủy môi trường nước biển vẫn là vấn đề lớn).

  1. Những vùng nước sạch “đục ngầu”

Điều thú vị là quan sát xem liệu luật chống thương mại bất công bằng đang có kế hoạch thông qua vào tháng 3 tới tại Trung Quốc có thể dập tắt làn sóng nhãn sinh thái trong các hoạt động marketing thủy sản. Luật mới sẽ trừng phạt các nhà phân phối thực phẩm cung cấp thông tin sai sự thật về sản phẩm. Dường như mọi sản phẩm thủy sản tại các siêu thị Trung Quốc đều tươi, an toàn, sinh thái và nguyên chất, với rất nhiều sản phẩm có nhãn ghi là được khai thác từ “vùng nước sâu tự nhiên”.

Trung Quốc khuyến khích ghi nhãn sinh thái thông qua hàng loạt chương trình marketing mà chính phủ tài trợ, như chương trình “Green Food” của Bộ Nông nghiệp, nhấn mạnh việc sử dụng hàm lượng hóa chất thấp trong quá trình sản xuất.

  1. Tác động lớn của du lịch

Du khách Trung Quốc tiếp tục là một động lực lớn cho tiêu dùng thủy sản tại các trung tâm du lịch châu Á như Bangkok và Singapore.

Du khách Trung Quốc đã thực hiện 710 triệu chuyến du lịch nước ngoài trong năm 2017, tăng 10% so với năm 2016, theo Ủy ban du lịch Trung Quốc cho biết, với các điểm đến hàng đầu là Thái Lan, Singapore và Nhật Bản. Người Trung Quốc đang du lịch ngày một nhiều hơn và cũng chi tiêu nhiều hơn – du khách Trung Quốc đã chi 90 tỷ USD chỉ riêng trong ngày lễ quốc khách năm 2017, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2016, theo Ủy ban du lịch Trung Quốc cho hay.

Các bài đăng trên phương tiện truyền thông Trung Quốc cho thấy mức chi tiêu đáng kể vào thủy sản, với những bức ảnh và các đánh giá về các nhà hàng thủy sản tại Bangkok, phục vụ món cua Mỹ, hàu Pháp và cá mú Malaysia. Các nhà hàng tại Bangkok, Hong Kong và Singapore đang sẵn sàng tung ra các chiến dịch marketing và quảng cáo trong các dịp lễ truyền thống của Trung Quốc.

Có thể sẽ không còn lâu nữa, các nhà hàng phương Tây mới có các động thái tương tự. Du khách Trung Quốc yêu thích nước Mỹ, đã chi 35 tỷ USD trong các chuyến du lịch tới Mỹ vào năm 2016, theo số liệu của Hiệp hội du lịch Mỹ cho thấy.

  1. Các mục tiêu của con buôn

Trong một bối cảnh có liên quan, sự nổi lên của du khách Trung Quốc cũng tạo ra một vấn đề mới cho các nhà chức trách khi họ trở về nhà sau kỳ nghỉ và mang rất nhiều thủy sản theo hành lý mang về.

Mùa thu năm 2017, hải quan đã phát hiện ra các hành khách đi máy bay nhập khẩu hải sâm và vây cá mập tại các sân bay, và các lô hàng bưu kiện được kiểm tra trước ngày Độc thân 11-11 của Trung Quốc – hiện tượng “11-11” do nhà bán lẻ trực tuyến Alibaba tạo ra. Các nhà chức trách lo ngại việc mang các lô hàng thủy sản chưa kiểm dịch này vào sẽ gây ra tình trạng dịch bệnh, đồng thời chính phủ thất thu thuế do hàng hóa được mang về theo diện du lịch, có tên gọi “daigou”. Daigou tạo nên một ngành công nghiệp xách tay bằng cách mua các sản phẩm ở nước ngoài, từ hải sản tới cá và tôm hiếm, mang về bán trên thị trường Trung Quốc để thu lời.

  1. Xóa bỏ chợ truyền thống

Tin vui cho các nhà bán lẻ hiện đại và các nhà bán lẻ trực tuyến đang bán thủy sản biên lợi nhuận cao tại Trung Quốc là các nhà chức trách Trung Quốc bắt đầu xóa bỏ các chợ trời truyền thống tại nước này.

Các chợ trời truyền thống tại các thành phố trên cả nước bị dẹp do chiến dịch “chấn chỉnh đô thị”, khi các nhà chức trách nỗ lực giảm luồng nhập cư vào các thành phố lớn, đồng thời cải thiện an toàn và vệ sinh thực phẩm.

Chiến dịch có vẻ sẽ tiếp tục xuyên suốt năm 2018 và đã châm ngòi cho quá trình tập trung hóa giao dịch thủy sản và thị phần của các công ty thương mại thủy sản lớn đang tăng lên, theo hàng loạt báo cáo ngành thủy sản tại tỉnh Hồ Nam, tỉnh đông dân nhất Trung Quốc cho biết.

  1. Xóa bỏ lạm dụng kháng sinh

Năm 2017 chứng kiến sự cải thiện bất ngờ trong điều phối hoạt động giữa Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Trung Quốc (CFDA), Tổng cục Thủy sản và Đại dương, Cơ quan Quản lý, Kiểm tra và Kiểm dịch (AQSIQ).

Các ví dụ điển hình về hoạt động điều phối tốt hơn bao gồm sự ra đời của danh sách đen của Tổng cục Thủy sản và Đại dương, gồm các công ty không vượt qua được kỳ kiểm tra của AQSIQ do dư lượng kháng sinh vượt ngưỡng cho phép.

Trong khi các khoản phạt còn nhỏ, cac hoạt động kiểm tra này ít nhất cho thấy Trung Quốc đang mạnh tay hơn trong cuộc chiến chống lạm dụng kháng sinh trong thủy sản. Cuộc chiến của Trung Quốc về an toàn thực phẩm thường bị kìm hãm bởi sự thiếu hợp tác giữa các cơ quan chức trách liên quan, chịu trách nhiệm phát hiện và khởi tốt các vụ nhiễm bẩn thủy sản.

  • Thuế môi trường bắt đầu triển khai

Một phần trong sự cải thiện mạnh mẽ bất ngờ trong thực thi luật môi trường là từ ngày 1/1/2018, Trung Quốc sẽ chính thức triển khai luật thuế mới về ô nhiễm gây ra bởi hoạt động chăn nuôi. Động thái này ra đời sau khi nước này triển khai một chiến dịch rất mạnh để xóa bỏ các trại chăn nuôi lợn tại các khu vực nhạy cảm về nguồn nước trong năm 2017 nhằm giảm ô nhiễm nguồn nước.

Luật thuế mới này không trực tiếp liên quan đến ngành thủy sản nhưng các nhà quan sát thị trường sẽ cần theo dõi để xem luật này được triển khai tại các khu vực nuôi trồng thủy sản lớn ra sao. Diễn biến này có thể đưa ra những hàm ý quan trọng về nguofoon cung và giá cả về dài hạn.

Theo Seafood Source (gappingworld.com)



Báo cáo phân tích thị trường