Trong số các trường hợp bị bắt là một trong những công ty nhập khẩu cá tra lớn nhất Trung Quốc, sẽ phải đối mặt với bản án nghiêm khắc sau khi buôn lậu 41.000 tấn các sản phẩm cá tra, trị giá 106 triệu USD, vào Trung Quốc từ Việt Nam. Theo các thông tin trong ngành, có khả năng các đợt triệt phá gần đây của các cơ quan chức năng Trung Quốc đã khiến các tuyến đường buôn lậu từ Việt Nam vào Trung Quốc bị đóng. Khi dịp nghỉ lễ năm mới đnag đến gần, tình hình này có thể gây thiệt hại nặng nề cho các nhà nhập khẩu thủy sản Trung Quốc vẫn chưa được giao hàng. Tuy nhiên, các hãng thông tấn quốc tế hiện vẫn chưa xác nhận được thông tin rõ ràng về tình trạng đóng/mở của các tuyến đường giao thương tiểu ngạch giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Ngày 28/12 vừa qua, Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GAC) đã chính thức triển khai hoạt động mã số “4.12”, một đợt tác chiến phối hợp giữa 500 thành viên cảnh sát địa phương, hải quan, quốc phòng biên giới và cảnh sát biển để triệt phá các hoạt động buôn lậu thủy sản trên khắp cả nước.
Theo một thông báo do GAC ban hành, các cuộc truy quét sẽ được triển khai tại 11 thành phố, bao gồm Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu, cũng như các trung tâm giao dịch thủy sản lớn như Thanh Đảo, Trạm Giang và Hải Khẩu. Tổng cộng, các nhà chức trách đã kiểm tra 37.000 tấn thủy sản bị nghi ngờ buôn lậu, ước tính giá trị ban đầu là 197 triệu NDT.
Ngày 27/12, các nhà báo từ cơ quan thông tấn nhà nước CCTV đã đồng hành cùng lực lượng cảnh sát và hải quan vào một cuộc truy quét tại một nhà chế biến tôm tại tỉnh Hồ Bắc. Các nhà chức trách đã kiểm tra các lô hàng tôm đông lạnh, bao gồm tôm đỏ Argentina và tôm thẻ. Theo báo cáo, công ty bị nghi ngờ đã buôn lậu các lô hàng thủy sản trị giá 300 triệu NDT vào Trung Quốc.
Tại Triển lãm Thủy sản Trung Quốc tổ chức tại Thanh Đảo vào tháng 11/2017, Cui He, chủ tịch Liên hiệp marketing và chế biến các sản phẩm thủy sản Trung Quốc đã phát biểu rằng xấp xỉ 1,6 triệu tấn thủy sản được buôn lậu vào Trung Quốc hàng năm. Việt Nam cho đến nay là điểm trung chuyển lớn nhất do biên giới dài với Trung Quốc, cũng như các tuyến đường buôn lậu lâu đời giữa hai nước.
Trong vài tuần vừa qua, GAC đã công bố 3 thông báo riêng rẽ liên quan đến các trường hợp buôn lậu, bao gồm 150kg ngà voi, cho thấy các đợt truy quét buôn lậu gần đây của các nhà chức trách Trung Quốc đã tăng cường cả về phạm vi và mức độ.
Truyền thông Trung Quốc cũng góp sức vào chến dịch này khi website ngành thủy sản Foodspath China phát hành một bài viết liên quan đến buôn lậu cá tuyết vào tháng 11 vừa qua. Ngày 28/12 vừa qua, một bài báo trong số loạt bài viết này đăng tải các bức ảnh về các nhà chức trách hải quan địa phương tại Nam Ninh, Côn Minh, Bắc Kinh, Hải Khấu và các nhà chức trách hải quan tại các địa phương khác, đang kiểm tra các xe tải và các nhà kho chất đầy các sản phẩm thủy sản, bao gồm các hộp nhìn rõ có đựng các sản phẩm tôm. Một bức ảnh khác thậm chí còn có bao bì rõ ràng của nhà xuất khẩu tôm Việt Nam là Anh Khoa Seafood.
Trong khi đó, Xinhua News cũng có bài viết cho biết công ty Fujian Anxin Industrial tại Phúc Kiến đang đối mặt với bản án nghiêm khắc sau khi bị tuyên rằng đã buôn lậu 41.000 tấn các sản phẩm cá tra vào Trung Quốc, trị giá 640 triệu USD. Theo Xinhua, hải quan Phúc Châu đã phát hiện và triệt phá đường dây buôn lậu liên quan đến 38 cá nhân, bao gồm 3 cán bộ biên phòng đã nhận hối lộ. Báo cáo cho biết năm 2014, Fujian Anxin đã lập một công ty con tai Việt Nam để xuất khẩu các sản phẩm thủy sản, bao gồm cá tra, cá ngừ và tôm sang Trung Quốc. Website của Fujian Anxin cho biết công ty xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp và nhập khẩu thủy sản, trong danh sách sản phẩm có cá tra và tôm.
Đầu năm 2017, Undercurrent News cũng đưa tin về hoạt động buôn lậu tôm trị giá tỷ đô giữa Trung Quốc và Việt Nam, có thể gây nguy hiểm cho toàn bộ ngành tôm. Trước việc các nhà chức trách Trung Quốc đóng biên hàng loạt, hoạt động thương mại này sẽ xảy ra hỗn loạn toàn diện.
Trong khi đó, năm 2016, khoảng 90% tôm hùm đá sống từ Úc cũng được vận chuyển tới Trung Quốc thông qua Việt Nam, là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động thương mại thủy sản không chính thức giữa Úc và Trung Quốc, trị giá 500 triệu USD.
Theo Undercurrent News (gappingworld.com)