Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Số liệu tiêu dùng cho thấy Mỹ Latin sẽ trở thành thị trường thủy sản lớn
12 | 01 | 2018
Thường bị tảng lờ trên thị trường thế giới, Mỹ Latin và Carribbean xứng đáng được nhắc đến khi FAO ước tính rằng khu vực này có tăng tiêu dùng thủy sản trên đầu người nhanh nhất trong 10 năm tới.

Theo báo cáo “The State of World Fisheries and Aquaculture, 2016”, tiêu dùng thủy sản giai đoạn 2015 – 2025 của Mỹ Latin và Carribbean dự báo tăng trưởng 22% và tăng từ 10 kg/người/năm lên 12 kg/người/năm trong giai đoạn này.

Châu Á và châu Đại Dương cũng được dự báo tăng nhanh tiêu dùng thủy sản, với mức tăng trưởng dự báo 12%. Ngược lại, tiêu dùng thủy sản tại Bắc Mỹ dự báo chỉ tăng trưởng 3% trong cùng giai đoạn và tăng trưởng của châu Âu được dự báo đạt dưới 7%, FAO dự báo.

“Đặc biệt, tiêu dùng thủy sản được dự báo tăng nhanh tại Brazil, Peru, Chile, Trung Quốc và Mexico. Tiêu dùng thủy sản sẽ tiếp tục đi ngang hoặc giảm tại một số nước, bao gồm Nhật Bản, Nga, Argentina và Canada. Tiêu dùng thủy sản đầu người tại châu Phi được dự báo tăng nhẹ 2%”, báo cáo của FAO cho hay.

Để đáp ứng nhu cầu đang tăng, FAO dự báo rằng nhập khẩu thủy sản của Mỹ Latin và Carribbean sẽ tăng khoảng 35%, so với mức tăng trưởng nhập khẩu thủy sản toàn cầu giai đoạn 2015 – 2025 được dự báo tăng 21% và tăng trưởng nhập khẩu của các nền kinh tế phát triển là dưới 18%. Trong khi đó, xuất hẩu thủy sản của các nền kinh tế tăng trưởng được dự báo tăng khoảng 20%, so với mức xuất khẩu thủy sản của Mỹ Latin và Carribbean trong giai đoạn 2015 – 2025 được dự báo chỉ tăng 17%.

Tuy nhiên, báo cáo nhấn mạnh: “Mỹ Latin và Carribbean vẫn sẽ là khu vực xuất khẩu ròng thủy sản, cũng như các nước đang phát triển tại châu Đại dương và châu Á. Trong khi châu Âu và Bắc Mỹ vẫn sẽ là các khu vực thâm hụt cung – cầu thủy sản”.

Báo cáo cũng phân tách khu vực Mỹ Latin và Caribbean giai đoạn 2010 – 2014, cho thấy sản xuất nuôi trồng thủy sản của Caribbean giảm từ 37.000 tấn xuống còn 33.000 tấn và tỷ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng của khu vực này trên toàn thế giới giảm từ 0,06 xuông 0,05.  Mặt khác, sản xuất nuôi trồng thủy sản của Mỹ Latin – trừ Chile – tăng từ 1,1 triệu tấn năm 2010 lên 1,5 triệu tấn năm 2014. Tỷ trọng của Mỹ Latin trong tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn cầu tăng từ 1,9% lên khoảng 2,1% trong giai đoạn 2010 – 2014. Sản xuất thủy sản nuôi của châu Á đạt 66 triệu tấn năm 2014, chiếm 89% tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn cầu.

Về bối cảnh diễn biến thị trường thủy sản, báo cáo nhận định tại Mỹ Latin và Caribbean đang có tình trạng “suy giảm tăng trưởng dân số, tỷ trọng dân số lao động trong ngành noogn nghiệp cũng suy giảm trong thập kỷ vừa qua, nhưng tăng nhẹ trong ngnafh thủy sản, với khuynh hướng chủ yếu là giảm sản lượng khai thác và tăng bền vững sản xuất nuôi trồng thủy sản”.

Mỹ Latin và Caribbean chiếm 4% lực lượng la động trong ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản toàn cầu, so với mức 84% tại châu Á và 10% tại châu Phi trong năm 2014. Đội tàu khai thác của khu vực này cũng chỉ chiếm 6% tổng đội tàu khai thác thủy sản toàn cầu, so với tỷ trọng 75% của châu Á.

Theo Seafood Source (gappingworld.com)



Báo cáo phân tích thị trường