Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Đặt Mua Báo Cáo
Trang Chủ
Giới thiệu
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Các lĩnh vực chuyên môn
Kinh nghiệm
Giá trị cốt lõi
Đối tác
Tin tức
Tin tức
Ðiều
Hồ tiêu
Lâm sản &gỗ
Rau quả
Chè
Sữa
Cà phê
Mía đường
Cao su
Thịt & thực phẩm
Phân bón
Thức ăn chăn nuôi
Thủy sản
Lúa gạo
Hoạt động
Bản tin
Các dự án,hoạt động đã làm
Các dự án
Nhân sự
Ban lãnh đạo
Phòng Tổng hợp
Phòng Thông tin truyền thông
Sản phẩm
Dữ liệu
Thư viện
Báo cáo thị trường cá hồi tháng 5 từ FAO
18 | 05 | 2011
Sản lượng cá hồi Đại Tây Dương năm 2010 sụt giảm một nửa tại Chile
Sản xuất cá hồi Đại Tây Dương tại Chile trong năm 2010 đã tụt giảm khoảng một nửa so với mức sản lượng ghi nhận trong năm 2009. Số liệu hiện tại về mùa vụ cho thấy cho đến tháng 11/2010, sản lượng cá hồi nuôi đã giảm 54% so với cùng kỳ năm 2009.
Một khuynh hướng tương tự cũng được ghi nhận ở chủng loại cá hồi bạc (giảm 51% tính đến tháng 11), và mức độ suy giảm thấp hơn ở cá hồi sông (giảm 21% trong cùng kỳ). Cá hồi sông đang dần tiến đến vị trí chủng loại cá hồi có sản lượng dẫn đầu, sau khi virus ISA lan rộng ở chủng loại cá hồi Đại Tây Dương, và hiện chiếm đến gần 40% tổng sản lượng cá hồi. Theo số liệu ước tính, tổng sản lượng cá hồi và cá hồi sông năm 2010 đạt khoảng 287,5 ngàn tấn, giảm 22% so với sản lượng năm 2009.
Ngành sản xuất cá hồi tại Chile đang trải qua một quá trình chuyển đổi khó khăn. Quá trình này được kỳ vọng đang trên đường trở lại ổn định và phục hồi. Tuy nhiên, cấu trúc mới của ngành bị chỉ trích bởi các nhà sản xuất cá hồi Đại Tây Dương và cá hồi sông do đẩy chi phí sản xuất lên cao hơn. Mặc dù vậy, một vài doanh nghiệp đang hướng đến cơ cấu sản xuất kép vào năm 2011, khi nhận thấy rằng ngành sản xuất cá hồi Chile đang trên đà phục hồi về dài hạn, với sản lượng cao hơn và lợi nhuận đang phục hồi. Tại Diễn đàn thủy sản Bắc Đại Tây Dương, một vài dự báo cho thấy, đến năm 2013, mức sản lượng năm 2007 sẽ đạt trở lại.
Nguồn cung suy giảm dẫn đến xuất khẩu giảm, trong khi các luồng thương mại đang thay đổi
Nguồn cung nguyên liệu thô thu hẹp, dẫn đến mức suy giảm 20% lượng xuất khẩu. Năm 2010, tổng sản lượng xuất khẩu của Chile đạt 297,2 ngàn tấn. Điều đáng chú ý là cá hồi sông đã vượt qua cá hồi Đại Tây Dương, trở thành chủng loại xuất khẩu chủ lực, chiếm khoảng 42% tổng lượng giao dịch và 44% tổng lượng xuất khẩu. Tổng giá trị xuất khẩu giảm 2%, đạt 2,06 tỷ USD. Giá xuất khẩu cá hồi Đại Tây Dương và cá hồi bạc tăng 21,5%; giá cá hồi sông tăng 19%).
Ngoài ra, một điểm đáng chú ý hơn là sự dịch chuyển luồng thương mại. Nhật Bản hiện vẫn là nhà nhập khẩu chính trên thế giới, dẫn đầu kể cả về lượng và giá trị nhập khẩu, đạt 144 ngàn tấn, tương đương 909 triệu USD. Tuy nhiên, hiện Mỹ Latin trở thành điểm đến thứ hai của chủng loại thủy sản này, vượt qua Mỹ, xét về lượng nhập khẩu. Lượng nhập khẩu của Mỹ Latin đạt 50,64 ngàn tấn, so với mức 45,2 ngàn tấn của Mỹ. Tuy nhiên, xét về giá trị, trong khi giá trị nhập khẩu của Mỹ giảm 20% xuống mức 448 triệu USD, giá trị nhập khẩu của Mỹ Latin mới chỉ đạt 347 triệu USD, vẫn thấp hơn kim ngạch tại Mỹ. Điều thú vị là động lực tăng tại Mỹ Latin chủ yếu nhờ nhu cầu tăng tại Brazil, chiếm 76% tổng lượng thương mại. Khu vực này trở thành thị trường quan trọng cho các nhà xuất khẩu cá hồi Chile, nhờ tăng trưởng kinh tế mạnh, giúp tăng sức mua. Sau Nhật Bản, các thị trường Mỹ Latin cũng suy giảm 11% lượng nhập khẩu trong năm 2010. Một điểm khác biệt khác là trong khi Nhật Bản tập trung tiêu thụ nhóm hàng cá hồi sông và cá hồi bạc, nhu cầu của Brazil chủ yếu tập trung vào loại cá hồi Đại Tây Dương. Một vài diễn biến gần đây, ví dụ FTA ký với Nicaragua, cho thấy khu vực này ngày càng chiếm vị trí quan trọng.
Tại thị trường EU, kim ngạch nhập khẩu giảm xuống mức 8,7 ngàn tấn, tương đương 72 triệu USD, chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong thương mại cá hồi năm 2010. Mỹ Latin và một số thị trường khác đã vượt qua thị trường EU về mức độ quan trọng trên trong giao dịch cá hồi quốc tế.
Biến động cầu có vẻ không phải là vấn đề lớn với cá hồi Chile
Bất chấp giá tăng cao hơn, nhu cầu đối với các sản phẩm cá hồi Chile vẫn không suy giảm. Đầu năm 2011, tín hiệu phục hồi nhu cầu trên thị trường Nhật Bản đã được phát đi. Tuy nhiên, ảnh hưởng của thảm họa động đất – sóng thận lên nhu cầu trên thị trường Nhật Bản đang dần lộ rõ. Ngược lại, khu vực Mỹ Latin và các nước đang phát triển khác đang dần tiến lên vị trí nhà nhập khẩu dẫn đầu thị trường. Điều này cho thấy trong trung hạn, khi sản xuất phục hồi, áp lực lên giá cá hồi có thể mạnh hơn, do ngành sản xuất cá hồi Chile sẽ phải duy trì nguồn cung cho thị trường.
Kim ngạch nhập khẩu cá hồi giảm tại Mỹ
Tổng kim ngạch nhập khẩu cá hồi tại Mỹ năm 2010 giảm 3% về lượng, xuống mức 234 ngàn tấn, nhưng tăng 12% về giá nhập khẩu, dẫn đến giá trị nhập khẩu tăng 8%, lên mức 1,82 tỷ USD. Kim ngạch nhập khẩu cá hồi Đại Tây Dương chiếm 75% lượng nhập khẩu, 78% giá trị nhập khẩu, đạt 176,4 ngàn tấn, tương đương 1,44 tỷ USD. Giá nhập khẩu trung bình cá hồi Đại Tây Dương tăng 14% so với năm 2009.
Thị trường cá hồi Đại Tây Dương của Mỹ có ba nhà cung cấp lớn là Canada, Na Uy và Chile; tuy nhiên, mỗi nhà cung cấp lại tập trung vào các thị trường ngách khác nhau. Canada chiếm khoảng 44% tổng giá trị nhập khẩu cá hồi Đại Tây Dương của Mỹ, chủ yếu cung cấp cá hồi nguyên con tươi sống (chiếm 91% tổng doanh thu sang thị trường Mỹ). Na Uy đứng ở vị trí thứ hai, chiếm 205 về lượng, tập trung ở phân khúc sản phẩm phile. 66% kim ngạch xuất khẩu cá hồi phile đông lạnh và 33% kim ngạch xuất khẩu cá hồi tươi của Na Uy sang thị trường Mỹ.
Với các nhà cung cấp Chile, khuynh hướng phát triển thị trường có sự tương đồng lớn với Na Uy. Tuy nhiên, khác với Na Uy, 78% tổng kim ngạch xuất khẩu cá hồi phile tươi của Chile đến thị trường Mỹ, trong khi tỷ trọng cá hồi phile đông lạnh chỉ chiếm 16%. Gần đây, ngành sản xuất cá hồi Na Uy cho biết khả năng có thể thực hiện các biện pháp chống lại việc áp đặt thuế chống bán phá giá của Mỹ, cố hiệu lực từ năm 1991. Điều này có thể giúp các nhà sản xuất Na Uy khôi phục thị phần trên tại phân khúc sản phẩm này.
Năm 2010, Na Uy đứng trong top những nhà cung cấp hàng đầu ở cả mặt hàng cá hồi Đại Tây Dương phile tươi và đông lạnh, chiếm thị phần lần lượt 41% và 44%. Chile, cũng là nhà cung cấp lớn ở cả hai phân khúc thị trường này, đứng ở vị trí thứ hai trên thị trường cá hồi phile tươi với thị phần 39%, và đứng ở vị trí thứ ba trên thị trường cá hồi phile đông lạnh với thị phần 17%, đứng sau Trung Quốc (25%).
Giá cá hồi phile tươi tăng mạnh từ giữa tháng 11/2010, và đã duy trì ổn định trong suốt đầu năm 2011 cho đến tháng 2, rồi tiếp tục tăng trở lại. Cho đến giữa tháng 3/2011, giao dịch cá hồi Na Uy đã cao hơn 20% so với mức tăng giao dịch các mặt hàng thủy sản phile của cả Na Uy và Chile. Ngược lại, nhóm hàng phile đông lạnh giữ ổn định do giá suy giảm nhẹ từ đầu quý 3/2010.
Triển vọng tốt cho sản xuất cá hồi tại Mỹ
Gần đây, liên hiệp ngư dân tại Alaska đã đạt được chứng nhận Friend of Sea cho các mặt hàng cá hồi bạc và cá giò. Liên hiệp sử dụng cách đánh bắt dùng mồi giả, giúp có thể đánh bắt từng loại cá. Theo các quan chức tại Alaska, triển vọng sản xuất năm 2011 rất tốt, là kết quả của việc kết hợp các biện pháp quản lý tốt và có lợi cho môi trường. Người ta dự đoán rằng 203 triệu con cá sẽ được đánh bắt trong mùa vụ 2011. Sản lượng đánh bắt cá hồi hồng có thể tăng 25%, lên mức 133,7 triệu con, trong khi sản lượng cá hồi đỏ tăng 11%, lên mức 45 triệu con. Nhà chức trách California cũng kỳ vọng hoạt động sản xuất tốt và ước tính sơ bộ cho thấy sản lượng đánh bắt tăng đến 200%, từ mức 250 ngàn con năm 2010 lên mức 729 ngàn con năm 2011.
Nguồn cung trên thị trường Mỹ có thể tăng
Sự phục hồi của ngành sản xuất cá hồi Chile, cũng như triển vọng tích cực của nguồn cung nội địa, nguồn cung sản phẩm cá hồi cho thị trường Mỹ năm 2011 có thể tăng lên, Bất chấp hướng đến các phân khúc thị trường khác nhau, nguồn cung tăng lên có thể gây áp lực lên giá, khi giá đã ở khuynh hướng tăng ở phân khúc phile tươi, trong khi thị trường cá tươi nguyên con giữ giá ổn định, tăng lên ở vài phân khúc. Hiện nay, nguồn cung đã đáp ứng đủ cho nhu cầu phục hồi chậm. Diễn biến này có thể dẫn đến sự giảm giá; tuy nhiên, về trung hạn, giá có thể tăng lên.
EU
Sản lượng suy giảm năm 2010 dẫn đến thị trường cá hồi thu hẹp nhưng giá vẫn giữ ở mức cao trên thị trường EU. Nhu cầu giữ ở mức tốt trong suốt năm 2010, bất chấp việc các nhà chế biến và tiêu dùng hạn chế sản xuất – tiêu dùng sản phẩm có giá trị gia tăng cao, giá đắt đỏ.
Năm 2011, bất chấp biến động thường xuyên theo tuần, giá cá hồi Đại Tây Dương vẫn giữ ở mức ổn định trong suốt quý đầu tiên. Thị trường kỳ hạn kỳ vọng giá cá hồi Đại Tây Dương sẽ giảm nhẹ trong quý tới và sau đó giảm trong suốt thời kỳ cuối năm. Tương tự, giá kỳ hạn 2012 và 2013 được kỳ vọng giảm 23% và 33% so với mức giá hiện tại.
Nguồn cung cho thị trường cá hồi sông vẫn trong tình trạng thiếu hụt do những nông dân nuôi cá Na Uy ưu tiên sản xuất cá hồi Đại Tây Dương và sản xuất Chile xuống mức thấp nhất trong lịch sử.
Na Uy
Nhà sản xuất và xuất khẩu cá hồi Đại Tây Dương hàng đầu thế giới cho biết lượng xuất khẩu tăng gần 10% trong năm 2010. Giá tăng trong suốt 2010 dẫn đến giá trị xuất khẩu tăng 33%, lên mức 30,5 tỷ Krone. Kim ngạch xuất khẩu cá hồi sông giảm 35% về lượng do các nhà sản xuất chuyển sang nuôi cá hồi Đại Tây Dương, hiện có giá cao hơn. Do đó, giá cá hồi sông đã tăng trong suốt năm 2010.
Kim ngạch xuất khẩu cá hồi Đại Tây Dương của Na Uy trong quý đầu năm 2011 đạt 207 ngàn tấn, giảm nhẹ 3,1% so với cùng kỳ năm 2010. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu tăng 17,1%, lên mức 7,5 tỷ Krone (1 tỷ USD) nhờ giá tăng.
Lượng xuất khẩu sang EU, thị trường lớn nhất của các nhà xuất khẩu Na Uy với thị phần 65%, giảm nhẹ 3,6% trong quý 1. Trong khi đó, lượng hàng xuất sang thị trường Mỹ giảm mạnh, giảm từ mức 13,7 ngàn tấn cùng kỳ năm 2010 xuống mức 7,9 ngàn tấn trong năm nay, tương đương mức giảm 43%. Lý do dẫn đến sự suy giảm kim ngạch trên thị trường Mỹ là do hoạt động xuất khẩu cá hồi của Chile phục hồi trên các thị trường truyền thống, bao gồm cả Mỹ.
Sự trở lại của Chile trong cuộc cạnh tranh trên thị trường Mỹ diễn ra rõ rệt ở phân khúc sản phẩm phile tươi. Trong quý 1/2011, lượng hàng từ Na Uy đã suy giảm 58% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu cá hồi phile tươi sang thị trường Nhật tăng mạnh, 73% so với cùng kỳ năm 2010.
Kim ngạch xuất khẩu cá hồi sông của Na Uy trong quý đầu năm 2011 giảm cả về lượng và giá trị. Giá xuất khẩu trung bình tăng 27%. Các thị trường chính cho sản phẩm cá hồi sông Na Uy là Nga và Nhật Bản đều suy giảm cầu trong quý vừa qua, trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu sang EU tăng mạnh 27%.
Anh
Kim ngạch xuất khẩu cá hồi của Anh tăng 14% trong năm 2010 so với năm 2009. Pháp, thị trường truyền thống cho sản phẩm cá hồi tươi, tăng 21%. Tuy nhiên, từ năm 2009, Mỹ đã trở thành thị trường lớn nhất của Anh, là nhờ sự suy giảm sản xuất tại Chile.
Các thị trường
EU
Tiêu dùng cá hồi tại EU vẫn tăng trưởng tốt bất chấp giá cao khiến các nhà chế biến đang tìm kiếm những lựa chọn thay thế khác. Một phần nguyên nhân là do tăng trưởng nhập khẩu mạnh các sản phẩm cá hồi đông lạnh từ Trung Quốc. Vấn đề chi phí dẫn đến việc EU tăng cường thuê ngoài chế biến các sản phẩm xông khói tại Ba Lan và các nước vùng Baltic. Trong suốt quý đầu năm 2011, kim ngạch xuất khẩu cá hồi Na Uy sang thị trường EU27 tăng 17 về giá trị nhưng giảm 4% về lượng.
Pháp
Pháp là thị trường tiêu thụ cá hồi lớn nhất tại EU. Năm 2010, lượng nhập khẩu cá hồi của thị trường này tăng khoảng 4%. Phân khúc sản phẩm tươi là phân khúc tăng trưởng mạnh nhất, một phần do sự suy giảm nguồn cung cá hồi đông lạnh từ Chile. Na Uy tiếp tục duy trì vị trí nhà cung cấp chính cho thị trường này, chiếm thị phần 71% ở phân khúc sản phẩm tươi nguyên con và 91% ở phân khúc sản phẩm phile tươi.
Pháp cũng tăng cường mạnh hoạt động nhập khẩu từ Trung Quốc. Đến nay, Trung Quốc đã chiếm đến 40% thị phần trên thị trường này; tuy vậy, nước này chủ yếu cung cấp các loại cá hồi Thái Bình Dương, thay vì cá hồi Đại Tây Dương.
Ở phân khúc sản phẩm xông khói, Ba Lan chiếm vị thế áp đảo trong số các nhà cung cấp cho thị trường Pháp, chiếm đến 73% thị phần. Tất cả các nhà cung cấp khác, bao gồm cả Scotland, đều suy giảm thị phần. Sự tăng trưởng vượt bậc này rất ấn tượng, khi chỉ một vài năm trước đây, thị phần của Ba Lan chỉ chiếm chưa đầy 5%. Những nhà cung cấp sản phẩm xông khói nội địa của Pháp vẫn tiếp tục hướng đến phân khúc sản phẩm cao cấp nhưng hiện, do chi phí cao nên khả năng cạnh tranh với các nhà cung cấp nước ngoài cũng sụt giảm. Trong suốt quý đầu năm 2011, kim ngạch xuất khẩu của Na Uy sang Pháp đã liên tục suy giảm.
Đức
Lượng nhập khẩu của Đức duy trì mức ngang với năm 2010 (chỉ tăng 0,6%) sau khi tăng mạnh vào năm 2009 (tăng 19%). Thị trường Đức là thị trường hết sức nhạy cảm về giá và nhu cầu đã suy giảm do giá tăng trong năm 2010. Na Uy và Ba Lan lần lượt là hai nhà cung cấp hàng đầu ở phân khúc sản phẩm xông khói. Trung Quốc tăng mạnh xuất khẩu sản phẩm đông lạnh, đạt mức 18 ngàn tấn năm 2010. Trong suốt quý 1/2010, kim ngạch nhập khẩu cá hồi của Đức từ Na Uy giảm 4% về lượng.
Nhật Bản
Kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm cá hồi tươi và đông lạnh của Nhật hầu như không tăng trưởng trong năm 2010. Na Uy vẫn là nhà cung cấp hàng đầu ở phân khúc sản phẩm cá hồi tươi Đại Tây Dương và Chile ở phân khúc cá hồi đông lạnh Thái Bình Dương. Kim ngạch nhập khẩu từ Chile giảm nhẹ 8,3% so với năm 2009 do các nhà sản xuất Chile tiếp tục chú trọng xuất khẩu các sản phẩm cá hồi bạc sang thị trường này.
Triển vọng
Sản xuất cá hồi tại Chile đang tăng trở lại nhưng hiện vẫn chưa có ước đoán về lượng cung cho thị trường thế giới từ nhà cung cấp này. Mục tiêu sản xuất cho năm 2012 và 2013 của ngành sản xuất cá hồi Chile rất tham vọng nhưng liệu tốc độ tăng trưởng mục tiêu có thể đạt được về dài hạn hay không, vẫn còn là vấn đề tranh cãi ở cả Chile và châu Âu. Do đó, giá cả sẽ vẫn giữ ở mức cao trong hầu hết thời gian còn lại trong năm và chỉ giảm khi có nguồn cung bổ sung từ Chile cho thị trường trong nửa cuối năm.
Kim Dung (biên dịch)
Các Tin Khác
Báo cáo thị trường tôm tháng 5 từ FAO
18 | 05 | 2011
Nhật Bản - Tàu cá hỏng nặng sau thảm họa sóng thần
17 | 05 | 2011
Tesco Lotus ký hợp đồng với nông dân nuôi tôm Thái Lan
17 | 05 | 2011
Giá xuất khẩu cá tra sẽ tăng từ quý III/2011
16 | 05 | 2011
Trắng tay vì tôm chết
12 | 05 | 2011
Từ cảng ra chợ: Giá cá tăng gấp đôi
10 | 05 | 2011
Xuất khẩu cá tra: Bao giờ hết “long đong”?
09 | 05 | 2011
Xuất khẩu thủy sản kỳ vọng cán đích 5,3 tỷ USD
06 | 05 | 2011
Indonesia thắt chặt việc nhập khẩu cá
19 | 04 | 2011
Chuỗi cung ứng thủy sản thế giới: Bước tiến nhanh của người Thái hay sự chậm chân của người Việt?
19 | 04 | 2011
Tin Liên Quan
FAO: Sản lượng thủy sản toàn cầu 2011 sẽ đạt kỉ lục 152 triệu tấn
11/7/2011 12:00:00 AM
Giá bột cá có thể tăng 43% vào năm 2020
7/16/2011 12:00:00 AM
Tháng 10: Giá thực phẩm thế giới hạ mạnh nhất trong 19 tháng
11/4/2011 12:00:00 AM
Nhu cầu quốc tế đối với cá rô phi duy trì ổn định
12/1/2017 12:00:00 AM
FAO: Nhập khẩu gạo của châu Á sẽ tiếp tục tăng trong năm 2018
10/28/2017 12:00:00 AM
AGROINFO công bố "Báo cáo thị trường thủy sản quý 1/2012: Doanh nghiệp chịu sức ép lớn "
4/18/2012 12:00:00 AM
Kinh tế thế giới phục hồi thúc đẩy nhu cầu thủy sản, giá đồng loạt tăng
10/2/2017 12:00:00 AM
ĐBSCL: người nuôi cá tra thở phào nhẹ nhõm
4/6/2008 12:00:00 AM
Giá cá tra nguyên liệu tiếp tục tăng mạnh
2/3/2018 12:00:00 AM
Thương mại thủy sản toàn cầu năm 2016 dự đoán giảm 1,1% so với năm 2015
10/6/2016 12:00:00 AM
Báo cáo phân tích thị trường
Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn