Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Đặt Mua Báo Cáo
Trang Chủ
Giới thiệu
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Các lĩnh vực chuyên môn
Kinh nghiệm
Giá trị cốt lõi
Đối tác
Tin tức
Tin tức
Ðiều
Hồ tiêu
Lâm sản &gỗ
Rau quả
Chè
Sữa
Cà phê
Mía đường
Cao su
Thịt & thực phẩm
Phân bón
Thức ăn chăn nuôi
Thủy sản
Lúa gạo
Hoạt động
Bản tin
Các dự án,hoạt động đã làm
Các dự án
Nhân sự
Ban lãnh đạo
Phòng Tổng hợp
Phòng Thông tin truyền thông
Sản phẩm
Dữ liệu
Thư viện
Báo cáo thị trường tôm tháng 5 từ FAO
18 | 05 | 2011
Sau khi bật mạnh vào năm 2010, năm 2011 có thể sẽ ghi nhận mức giao dịch tương mại kỷ lục trên thị trường tôm thế giới do nhu cầu mạnh và giá tăng.
Nhật Bản
Thảm họa động đất và sóng thần tại Nhật Bản đang ảnh hưởng mạnh đến thị trường thực phẩm thế giới. Nhật Bản là thị trường nhập khẩu riêng lẻ các sản phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Trong ngắn hạn, những thiệt hại đối với cơ sở vật chất, sự gián đoạn hoạt động vận chuyển và nguồn cung điện năng, có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động nhập khẩu tại thị trường này. Thảm họa cũng đã phá hủy rất nhiều khu vực đánh bắt thủy sản và tàu cá của ngư dân Nhật Bản; do đó đã làm giảm khả năng và công suất đánh bắt thủy sản của nước này. Các nhà máy chế biến thủy sản tại Nhật bản cũng bị thiệt hại nặng.
Năm 2009, sản lượng đánh bắt thủy sản ngoài khơi và thủy sản nuôi trồng của 3 tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nhất trong thảm họa lần lượt là 446 ngàn tấn và 198 ngàn tấn, chiếm lần lượt 11% và 17% tổng sản lượng. Hoạt động sản xuất tại khu vực bị ảnh hưởng có thể suy giảm đến 80% sau thảm họa. Tuy vậy, Nhật Bản là thị trường phụ thuộc rất lớn vào nguồn nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước nên tỷ trọng của khu vực chịu thiệt hại trong tổng nguồn cung thủy sản tại thực chất khá nhỏ.
Những hiệu ứng lên tâm lý tiêu dùng và tiêu dùng của người tiêu dùng Nhật sau sự cố hạt nhân vẫn chưa được xác định cụ thể, mặc dù sự gián đoạn thường xuyên nguồn cung điện năng sẽ tiếp tục hạn chế tiêu dùng các sản phẩm đông lạnh và ướp lạnh. Đồng thời, những phản ứng của người tiêu dùng với các sản phẩm thủy sản địa phương vẫn khá dao động. Chuyển biến tâm lý tiêu dùng có thể sẽ trở nên đáng chú ý hơn những thiệt hại trong khu vực sản xuất nội địa nếu sự ưa thích của người tiêu dùng dịch chuyển sang các sản phẩm nhập khẩu. Trong trường hợp này, ảnh hưởng lên thị trường thủy sản thế giới có thể khá lớn.
Trong ngành thủy sản Nhật Bản, ảnh hưởng chung gây ra bởi thảm họa là sự thay đổi trong chiến lược cung sản phẩm. Cung sản phẩm thủy sản tại thị trường này trở nên thiếu tập trung hơn. Những nhà giao dịch sẵn sàng đặt hàng trước với khối lượng lớn để đảm bảo nguồn cung đa dạng hơn. Người ta dự đoán rằng một phần các cơ sở chế biến bị phá hủy sẽ không được tái thiết do những người sở hữu các cơ sở này có thể sẽ di chuyển hoạt động đến một địa điểm khác. Hầu hết hoạt động chế biến thủy sản của Nhật Bản được thuê ngoài tại các nước láng giềng như Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan, và khuynh hướng này sẽ tiếp tục trong tương lai.
Năm 2010: Giao dịch trên thị trường thủy sản thế giới bật mạnh
Thương mại quốc tế các sản phẩm thủy sản bật mạnh trong năm 2010, một lần nữa vượt mốc 100 tỷ USD. Một phần nguyên nhân đến từ giá trung bình các sản phẩm thủy sản cao hơn, sau khi giảm sâu do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng cuối năm 2008 – đầu năm 2009. Nhu cầu tại các nước đang phát triển rất mạnh, được hỗ trợ bởi phục hồi kinh tế nhanh hơn kỳ vọng tại các nước này. Nhu cầu tăng tại các nước này được đáp ứng bởi nguồn cung nội địa tăng và nguồn nhập khẩu các sản phẩm thủy sản nhiệt đới.
Giá cả
Năm 2010, giá tôm nuôi đạt mốc cao nhất trong thập kỷ qua. Giao dịch cá hồi nuôi, cá rô phi, cá da trơn, cá chép Ấn và các loại khác tăng ở cả các thị trường nội địa và quốc tế. Khuynh hướng này được dự đoán sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến thị trường thủy sản trong tương lai. Nguyên nhân đẩy giá các chủng loại sản phẩm nuôi lên cao là do các yếu tố nguồn cung; tuy nhiên, với tăng trưởng kỳ vọng của nhu cầu trong thập kỷ tới và giá đầu vào tăng, bao gồm giá năng lượng và bột cá, do đó, cả giá sản phẩm nuôi và đánh bắt tự nhiên đều được kỳ vọng sẽ tăng lên mức cao hơn nữa.
Theo chỉ số giá thủy sản của FAO, hiện nay giá cá đã cao hơn mức trung bình trong lịch sử, cao hơn cả mốc kỷ lục đạt trước khi khủng hoảng tài chính nổ ra. Đặc biệt, giá các sản phẩm thủy sản nuôi trồng cao hơn 23% so với mốc kỷ lục vào tháng 9/2008.
Lý giải cho sự tăng giá này là các yếu tố liên quan đến nguồn cung, nhưng rõ ràng, hiện thị trường đang sẵn sàng và có thể chấp nhận mặt bằng giá này. Tuy nhiên, giá các sản phẩm đánh bắt đã giảm mạnh sau khủng hoảng, vẫn chỉ lấy lại mức giá trước khủng hoảng trong thời gian gần đây.
Triển vọng
Sau khi bật mạnh vào năm 2010, thương mại thủy sản năm 2011 được kỳ vọng sẽ đạt kỷ lục mới. Lượng giao dịch được duy trì nhờ nhu cầu vững tại hầu hết các thị trường, đặc biệt là tại các nước đang phát triển, và giá đang tăng ở cả các chủng loại nuôi trồng và đánh bắt. Diễn biến tại Nhật vẫn chưa ổn định do tâm lý tiêu dùng tại thị trường này, do đó nhiều khả năng sẽ có tác động lên nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm thủy sản và qua đó, tác động lên thị trường thủy sản thế giới.
Nguồn: FAO GLOBEFISH
Kim Dung (Biên dịch)
Các Tin Khác
Nhật Bản - Tàu cá hỏng nặng sau thảm họa sóng thần
17 | 05 | 2011
Tesco Lotus ký hợp đồng với nông dân nuôi tôm Thái Lan
17 | 05 | 2011
Giá xuất khẩu cá tra sẽ tăng từ quý III/2011
16 | 05 | 2011
Trắng tay vì tôm chết
12 | 05 | 2011
Từ cảng ra chợ: Giá cá tăng gấp đôi
10 | 05 | 2011
Xuất khẩu cá tra: Bao giờ hết “long đong”?
09 | 05 | 2011
Xuất khẩu thủy sản kỳ vọng cán đích 5,3 tỷ USD
06 | 05 | 2011
Indonesia thắt chặt việc nhập khẩu cá
19 | 04 | 2011
Chuỗi cung ứng thủy sản thế giới: Bước tiến nhanh của người Thái hay sự chậm chân của người Việt?
19 | 04 | 2011
Xuất khẩu thủy sản năm 2011: Kim ngạch cao, lợi nhuận thấp
15 | 04 | 2011
Tin Liên Quan
FAO: Sản lượng thủy sản toàn cầu 2011 sẽ đạt kỉ lục 152 triệu tấn
11/7/2011 12:00:00 AM
Sản lượng tôm nuôi toàn cầu năm 2017 ở mức thấp
12/7/2017 12:00:00 AM
AGROINFO công bố "Báo cáo thương mại Tôm đông lạnh"
5/20/2011 12:00:00 AM
AGROINFO công bố "Báo cáo thường niên ngành Thủy sản 2010 và Triển vọng 2011"
3/15/2011 12:00:00 AM
Kim ngạch xuất khẩu tôm đông lạnh 9 tháng đầu năm 2007 đạt trên 1,1 tỉ USD
10/31/2007 12:00:00 AM
Thái Lan vẫn chưa giành lại được ngôi vương ngành tôm toàn cầu
11/29/2017 12:00:00 AM
Tháng 10: Giá thực phẩm thế giới hạ mạnh nhất trong 19 tháng
11/4/2011 12:00:00 AM
Lệnh cấm của Thái Lan và Kuwait ảnh hưởng yếu tới xuất khẩu tôm Ấn Độ
12/25/2017 12:00:00 AM
AGROINFO công bố "Báo cáo ngành thuốc bảo vệ thực vật 6 tháng đầu năm 2013 và triển vọng "
7/16/2013 12:00:00 AM
Xuất khẩu tôm Việt Nam tăng 21% trong 8 tháng đầu năm 2017
10/27/2017 12:00:00 AM
Báo cáo phân tích thị trường
Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn