Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Kinh tế thế giới phục hồi thúc đẩy nhu cầu thủy sản, giá đồng loạt tăng
02 | 10 | 2017
Sản xuất thủy sản toàn cầu được dự báo tăng 1,1% trong năm 2017, tốc độ tăng trưởng đáng khích lệ so với mức tăng trưởng gần như bằng 0 trong năm 2016.

Sự khác biệt này chủ yếu xuất phát từ việc hiện tượng El Nino chấm dứt, giúp phục hồi sản lượng khai thác hàng loạt các loại thủy sản, đặc biệt là nguồn cá cơm tại Nam Mỹ. Đồng thời, sản lượng nuôi trồng thủy sản cũng được dự báo tiếp tục tăng trưởng với tốc độ tương đương hồi năm ngoái. Theo các dự báo gần đây của OECD – FAO, ngành nuôi trồng thủy sản được dự báo sẽ chiếm phần lớn tổng sản lượng sản xuất (bao gồm cả sử dụng phi thực phẩm) thủy sản đến năm 2022. Dựa vào động lực tăng trưởng nhu cầu toàn thế giới, một phần đáng kể sản xuất thủy sản sẽ được dùng cho xuất khẩu, với giá trị thương mại toàn cầu ngành thủy sản được dự báo tăng 5,8% lên 150,9 tỷ USD trong năm 2017.

Các chỉ số vĩ mô chính tại nhiều khu vực kinh tế lớn trên thế giới đều cho thấy các khuynh hướng tăng tích cực trong năm 2017, phản ánh sự phục hồi chậm chạp nhưng ổn định trong tăng trưởng kinh tế toàn cầu sau giai đoạn suy thoái kéo dài, chứng kiến lãi suất giảm xuống mức cực thấp. Do tăng trưởng thu nhập tương quan mạnh với tăng tiêu dùng thực phẩm nguồn gốc động vật giàu protein, bao gồm thủy sản, tình hình hiện nay cho thấy nhu cầu đối với thủy sản sẽ tăng lên trên toàn cầu. Mặc dù sản xuất cũng tăng nhưng tăng trưởng nhu cầu mạnh hơn đang phản ánh lên diễn biến tăng giá: Chỉ số gia thủy sản FAO tăng 7 điểm tính đến tháng 4/2017 so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá hàng loạt loại thủy sản chính tăng, bao gồm: cá hồi, tôm, cá ngừ, các loại thủy sản nhỏ, nước nổi – đặc biệt là cá thu – và nhóm thủy sản khác là động lực chính trong tăng chỉ số giá thủy sản nói trên. Chỉ số giá của các loại thủy sản này tăng lần lượt 22, 11, 8, 32 và 9 điểm trong cùng kỳ so sánh.

Trong trường hợp của cá hồi, nhu cầu toàn cầu bùng nổ và tình trạng tảo nở hoa vẫn tiếp diễn làm giảm nguồn cung, đã đẩy giá ca hồi lên mức cao kỷ lục tại Chile.

Đối với tôm, nhu cầu cao từ cả các thị trường phương Tây và châu Á lấn át tác động tăng sản lượng lên giá, nên giá cũng tăng.

Đối với cá ngừ, hạn ngạch khai thác mới và sản lượng khai thác thấp là nguyên nhân chính đẩy giá tăng; trong khi các loại thủy sản thân mềm và hai mảnh tăng giá là nguyên nhân chính đẩy nhóm “các loại thủy sản khác” tăng giá theo.

Cá thịt trắng là phân nhóm thủy sản duy nhất ghi nhận chỉ số giá giảm 5 điểm, chủ yếu do nhu cầu yếu tại các thị trường lớn tiêu thụ cá tra và cá rô phi.

Trong số các nước xuất khẩu thủy sản chính, Ấn độ và Chile được dự báo sẽ có kết quả hoạt động giao thương thủy sản trong năm 2017. Đối với Ấn Độ, sản xuất tôm thẻ bội thu là nguyên nhân chính dẫn đến dự báo xuất khẩu thủy sản Ấn Độ tăng 41% lên 2,3 tỷ USD trong năm 2017. Đối với Chile, nguồn cung cá hồi phục hồi và giá các sản phẩm cá hồi ở mức cao khiến các nhà phân tích dự báo xuất khẩu thủy sản của nước này sẽ tăng 30% lên 1,6 tỷ USD trong năm 2017.

Ecuador (chủ yếu xuất khẩu tôm và cá ngừ), Peru (chủ yếu xuất khẩu bột cá và dầu cá), và Na Uy (cá hồi, cá tầng đáy và cá nổi nhỏ) đều được dự báo tăng mạnh xuất khẩu trong năm 2017.

Về phía các nhà nhập khẩu, cả các thị trường phát triển và đang phát triển đều được dự báo tăng nhập khẩu trong năm 2017. Tăng trưởng nhập khẩu mạnh nhất được dự báo diễn ra tại các thị trường mới nổi tại Đông Nam Á, trong khi các nước nhập khẩu lớn, truyền thống là Mỹ, EU và Nhật Bản cũng sẽ tăng nhập khẩu nhờ kinh tế phục hồi trong năm 2017.

Khởi đầu tích cực của năm 2017 trên thị trường thủy sản toàn cầu được cho là sẽ tiếp diễn trong nửa cuối năm, mặc dù nguồn cung cá hồi, tôm, bột cá và dầu cá đồng loạt tăng sẽ tạo áp lực giảm giá trên thị trường các loai thủy sản này.

Trong các động thái khác, giải quyết vấn đề lạm dụng lao động trong ngành thủy sản, giảm ô nhiễm do chất thải nhựa, bảo tồn nguồn lợi thủy sản và tác động của biến đổi khí hậu là các vấn đề trọng tâm được thảo luận trong Hội nghị Đại dương Liên Hiệp Quốc gần đây tổ chức tại New York, diễn ra 5 ngày từ 5 – 9/6. Tại hội nghị, các chính phủ, các cơ quan của UN, các tổ chức phi chính phủ, và khu vực tư nhân đã cam kết hơn 1000 điểm liên quan đến các Mục tiêu phát triển bền vững 14 – bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên đại dương, biển và các nguồn lợi biển khác.

Theo Globefish (gappingworld)

 



Báo cáo phân tích thị trường