Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Chỉ số giá thực phẩm FAO giảm trong tháng 6 do căng thẳng thương mại leo thang
07 | 07 | 2018
Trong tháng 6/2018, chỉ số giá thực phẩm FAO (FFPI) đạt trung bình 173,7 điểm, giảm 2,4 điểm (1,3%) so với tháng 5/2018, là tháng đầu tiên chỉ số này giảm kể từ đầu năm đên snay. Phần lớn các thị trường đều giảm điểm, phần lớn là do căng thẳng thương mại quốc tế ngày càng nghiêm trọng.

Chỉ số giá ngũ cốc FAO đạt trung bình 166,2 điểm trong tháng 6, giảm 6,4 điểm (3,7%) so với tháng 5 nhưng vẫn cao hơn gần 8% so với cùng kỳ năm 2017. Giá ngô và giá lúa mỳ giảm trong tháng 6 là nguyên nhân chính khiến chỉ số giá ngũ cốc giảm. Trong khi đó, giá gạo tăng. Bất chấp triển vọng sản xuất tiêu cực, giá lúa mỳ và giá ngô vẫn giảm trong tháng 6 – xu hướng chung của phần lớn các nhóm hàng hóa khi căng thẳng thương mại tăng lên. Ngược lại, giá gạo quốc tế tăng, do nguồn cung giảm đẩy giá gạo thơm và gạo japonica tăng, bù đắp được suy giảm giá gạo indica.

Chỉ số giá dầu thực vật của FAO đạt trung bình 146,1 điểm trong tháng 6, giảm 4,5 điểm (3%) so với tháng 5, là tháng giảm thứ 5 liên tiếp và chạm mức thấp nhất trong 29 tháng. Giá dầu cọ, dầu đậu nành và dầu hạt hướng dương giảm là nguyên nhân khiến chỉ số giá dầu thực vật giảm. Giá dầu cọ tiếp tục giảm phản ánh nhu cầu quốc tế yếu cũng như tác động lan tỏa của giá dầu đậu tương sau những căng thẳng thương mại gần đây. Đối với dầu đậu tương, tồn kho ngày càng tăng tại một số thị trường đang gây áp lực giảm giá. Trong khi đó, giá dầu hạt hướng dương giảm do sản lượng cao hơn dự báo, đặc biệt là tại EU và Ukraine.

Chỉ số giá sữa FAO đạt trung bình 213,2 điểm trong tháng 6/2018, giảm 2 điểm (0,9%) so với tháng 5, nhưng vẫn cao hơn 2% so với cùng kỳ năm 2017. Chỉ số giá sữa giảm trong tháng 6 chủ yếu do giá sữa bột gầy tăng không đủ bù đắp mức giảm giá phô mai, trong khi giá bơ và giá sữa bột nguyên kem duy trì ổn định. Nguồn cung khả dụng xuất khẩu tăn tại Mỹ và EU gây áp lực lên giá phô mai, tron gkhi nhu cầu nhập khẩu liên tục giúp duy trì giá sữa bột gầy. Giá bơ và giá sữa bột nguyên kem tăng tại châu Âu nhưng giảm nhẹ tại châu Đại dương.

Chỉ số giá thịt của FAO đạt trung bình 169,8 điểm trong tháng 6 vừa qua, tăng nhẹ 0,3% so với tháng 5, nhưng thấp hơn tới 3,3% so với cùng kỳ năm 2017. Giá thịt cừu và giá thịt lợn tăng nhẹ, trong khi giá thịt bò và giá thịt gia cầm giảm nhẹ. Nhu cầu nhập khẩu ổn định và nguồn cung giảm từ châu đại dương đã đẩy giá thịt cừu tăng. Trong khi đó, nhu cầu ổn định, đặc biệt là tại châu Âu, giúp giá thịt lợn tăng nhẹ. Nguồn cung xuất khẩu lớn từ Úc đẩy giá thịt bò giảm, trong khi nguồn cung xuất khẩu dồi dào, đặc biệt là tại Brazil, và nhu cầu nhập khẩu yếu, đẩy giá thịt gia cầm giảm.

Chỉ số giá đường của FAO đạt trung bình 177,4 điểm trong tháng 6, tăng 2,1 điểm (1,2%) so với tháng 5, là tháng tăng điểm đầu tiên từ đầu năm đến nay. Giá đường quốc tăng chủ yếu do lo ngại về triển vọng sản xuất đường tại Brazil, nước sản xuất và xuất khẩu đường lớn nhất thế giới, do thời tiết khô tác động tiêu cực lên năng suất mái đường. Các báo cáo cũng cho thấy Brazil đang tăng tỷ trọng sử dụng mía để sản xuất ethanol, cũng là nguyên nhân đẩy giá đường quốc tế tăng.

Theo FAO (gappingworld.com)



Báo cáo phân tích thị trường