Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Tin vắn ngành chăn nuôi ngày 7/1
07 | 01 | 2019
Hong Kong tạm ngừng nhập khẩu thịt gia cầm từ Ấn Độ. Các nhà sản xuất Thái Lan có thể cải thiện khả năng cạnh tranh bằng tiết kiệm năng lượng. Malaysia triển khai bổ sung các biện pháp ngăn chặn dịch tả lợn. Các nhà chế biến thịt Indonesia cần thịt đỏ nhập khẩu.

Hong Kong tạm ngừng nhập khẩu thịt gia cầm từ Ấn Độ

Trung tâm Thực phẩm và An toàn (CFS) của Hong Kong vừa quyết định tạm hoãn nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ gia cầm, bao gồm trứng, từ quận Puri của bang Orissa, Ấn Độ. CFS cũng tạm ngừng nhập khẩu các sản phẩm tương tự từ Munger, Bihar, đều do dịch cúm gia cầm. Hong Kong cũng đang ban bố tình trạnh cảnh báo cao khi 2 người tại Trung Quốc đã phải nhập viện do H5N1 trong 6 tháng qua, trong đó 1 người đã chết. Hong Kong có một nghị định thư từ lâu với Ấn Độ về nhập khẩu trứng gia cầm nhưng không cho thịt gia cầm. CFS đã liên hệ với các nhà chức trách Ấn Độ về vấn đề này và sẽ theo dõi chặt chẽ thông tin do OIE ban hành về các đợt dịch cúm gia cầm.

Các nhà sản xuất Thái Lan có thể cải thiện khả năng cạnh tranh bằng tiết kiệm năng lượng

Các nhà sản xuất thực phẩm Thái Lan sẽ được phép tiếp cận nguồn tài chính để tiết kiệm năng lượng. Watcharin Boonyarit, đại diện Văn phòng Hiệu quả và Phát triển Năng lượng Thay thế sẽ hợp tác với các tổ chức tài chính để giúp ngành thực phẩm tăng khả năng cạnh tranh thông qua đầu tư vào hệ thống chiếu sáng và các hệ thống sản xuất tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính. Phát biểu tại hội thảo có tên ‘Smart Energy for Food Industry’, ông cho biết ngành thực phẩm được cho là ngành sản xuất lớn nhất của Thái Lan với số lượng lao động tuyển dụng nhiều nhất và đóng góp hơn 25,43 tỷ USD, tương đương 22,73% GDP.

Malaysia triển khai bổ sung các biện pháp ngăn chặn dịch tả lợn

Tại Malaysia, cơ quan Dịch vụ Thú y (DVS) của ông Adrian Susin Ambud cho biết sẽ cấm lợn sống và các sản phẩm thịt lợn từ Trung Quốc và các nước châu Âu, có hiệu lực ngay lập tức, do sự lan rộng của dịch tả lợn (ASF). Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng nguồn cung nội địa đủ để đáp ứng nhu cầu. Hơn nữa, Cơ quan Quản lý và Kiểm dịch Malaysia đã được hướng dẫn thắt chặt các kiểm tra kiểm dịch tại sân bay và các điểm thông quan đường biển để ngăn khách du lịch đưa các sản phẩm thịt động vật vào Malaysia. Người dân Malaysia cũng được khuyến nghị không tới thăm bất cứ trang trại chăn nuôi lợn nào tại Trung Quốc.

Các nhà chế biến thịt Indonesia cần thịt đỏ nhập khẩu

Thịt trâu và thịt bò đông lạnh nhập khẩu rất quan trọng cho ngành chế biến thịt tại Indonesia, theo Ishana Mahisa, chủ tịch Hiệp hội các nhà chế biến thịt quốc gia (Nampa). “Nguồn cung thịt bò nội địa hạn chế. Nhiều nhà kinh doanh giết mổ gia súc ưa chuộng bán thịt bò tươi cho các chợ truyền thống hơn là cho chúng tôi bởi có giá bán tốt hơn. Ngoài ra, sử dụng thịt bò tươi nội địa sẽ làm tăng chi phí sản xuất của chúng tôi vì chúng tôi phải cấp đông thịt trước khi sử dụng cho chế biến”, ông cho biết. Hàng tháng, các thành viên Nampa cần khoảng 1.500 tấn thịt đỏ. Thịt công nghiệp với tỷ lệ nạc (CL) từ 65 – 85 là phân khúc thịt các thành viên Nampa sử dụng chính. Đồng thời, họ cũng sử dụng thịt trâu đông lạnh nhập khẩu bởi Bulog từ Ấn Độ.

Theo Asian Agribiz



Báo cáo phân tích thị trường