Theo Gapping World
Thị trường gạo cũng sẽ được phân chia thành 3 phân khúc: gạo Hom Mali và gạo thơm Thái cho thị trường cao cấp; gạo trắng mềm cơm, gạo trắng cứng cơm và gạo đồ cho thị trường phổ thông; và gạo nếp, gạo đặc sản cho thị trường đặc sản. Ông Jurin cho biết cuộc họp đã đi tới đồng thuận về tăng cường chú trọng vào lĩnh vực R&D giống lúa để tăng năng suất và chất lượng. Cải thiện giống lúa sẽ giúp tăng khả năng cạnh tranh của Thái Lan trên thị trường thế giới và đáp ứng tốt nhu cầu, đồng thời trọng tâm vào đổi mới sẽ giúp gia tăng giá trị cho các sản phẩm gạo, duy trì ổn định thu nhập của nông dân trong dài hạn.
Tuy nhiên, theo ông Jurin, các thảo luận mở ra ngày càng nhiều về cách giải quyết các rào cản trong xuất khẩu gạo như chi phí xuất khẩu và logistics. Vẫn cần thiết. “Hội đồng sẽ tổ chức 2 – 3 cuộc họp trước khi đưa ra kết luận cuối cùng về chiến lược ngành gạo và đề xuất lên Hội đồng Chính sách Quốc gia Lúa gạo do thủ tướng Prayut Chan-o-cha làm chủ tịch xem xét. Chiến lưcọ này sau đó sẽ được gửi tới chính phủ để được phê duyệt cuối cùng, có thể vào tháng 9 tới”.
Ông Charoen Laothammatas, chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu gạo Thái Lan, cho biết đây là lần đầu tiên một cuộc họp của hội đồng về chiến lược ngành gạo có toàn thể các tác nhân tham dự. “Đây là một tín hiệu tốt rằng Thái Lan có định hướng tập trung nhiều hơn vào R&D giống lúa để thích ứng với nhu cầu thị trường”, ông cho hay.
Prapat Panyachartrak, chủ tịch Hội Nông dân Thái Lan, cho biết chính phủ sẽ đưa việc nuôi trâu vào chiến lược quốc gia ngành gạo và cung cấp các khoản vay lãi xuất thấp hoặc các khoản vay không lãi xuất trong 5 năm để khuyến khích tất cả nông dân trồng lúa đều có một con trâu. Trâu sẽ là một tài sản, đồng thời có ích cho cày bừa và sản xuất phân chuồng, ông Prapat cho hay.
Bộ Thương mại cho hay trong 4 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu gạo của Thái Lan đạt 2,12 triệu tấn, trị giá 43 tỷ Baht, giảm 32,1% về lượng và 15,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.