Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
BÁO CÁO TÌNH HÌNH XNK NLTS SANG THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC THÁNG 1/2021
22 | 02 | 2021

Nguồn: Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG

Trung bình mỗi năm, Hàn Quốc chi hơn 33 tỷ USD để nhập khẩu các mặt hàng nông, thủy sản. Thời gian qua, với nhiều chương trình xúc tiến thương mại giữa hai quốc gia, nông thủy sản Việt Nam đã từng bước có mặt trên các gian hàng tại Hàn Quốc và thực tế cho thấy, ngày càng có nhiều nông thủy sản được ưa chuộng ở Hàn Quốc như tôm, cá tra, cá ngừ, mực, bạch tuộc… Cùng với đó, một số loại trái cây được xuất khẩu khá nhiều vào thị trường này như dừa, dứa, thanh long, xoài, chuối. Ngoài ra, thị trường Hàn Quốc cũng ưa chuộng các sản phẩm nông sản đã qua chế biến của nước ta.

Tuy nhiên, hiện nay thị phần nông thủy sản Việt Nam tại Hàn Quốc còn rất khiêm tốn. Có rất nhiều nguyên nhân được chỉ ra, trong đó, chủ yếu là do hàng Việt chưa đáp ứng được về chất lượng và quy trình bảo quản nông sản theo yêu cầu của Hàn Quốc. Hàn Quốc là thị trường khó tính với rất nhiều quy định chặt chẽ về điều kiện đối với nông sản nhập khẩu. Đối với mặt hàng nông sản đã qua chế biến khi vào thị trường Hàn Quốc phải qua các công đoạn kiểm dịch rất ngặt nghèo. Hơn nữa, việc nhập khẩu sản phẩm tươi khá nhạy cảm ở Hàn Quốc, vì quốc gia này chỉ chấp nhận sản phẩm bảo quản qua xử lý nhiệt chứ không chiếu xạ như một số thị trường khác.

Do đó, để tận dụng hiệu quả cơ hội từ các FTA đã có với Hàn Quốc nhằm mở rộng thị trường, nâng cao thị phần, thì hàng hóa nông thủy sản Việt không chỉ cần nâng cao chất lượng, mà còn phải đáp ứng tốt các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy định đặc trưng của thị trường này.

Về cơ chế và quy trình đấu thầu đối với gạo nhập khẩu theo cơ chế hạn ngạch thuế quan (TRQ), Hàn Quốc cam kết trong vòng 10 năm, kể từ năm 2020, áp dụng mức thuế suất ưu đãi 5% cho khối lượng hạn ngạch 408.700 tấn gạo nhập khẩu mỗi năm. Trong đó, Trung Quốc là 157.195 tấn, Mỹ 132.304 tấn, Việt Nam 55.112 tấn, Thái Lan 28.494 tấn và Australia 15.595 tấn. Khối lượng 20.000 tấn còn lại thực hiện theo nguyên tắc tối huệ quốc (MFN). Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc đã chính thức ra thông báo áp thuế đối với gạo nhập khẩu vượt hạn ngạch vào quốc gia này sau khi được WTO thông qua. Cụ thể, với lượng gạo nằm ngoài hạn ngạch 408.700 tấn sẽ bị áp thuế 513% trong khi với gạo nhập khẩu nằm trong hạn ngạch sẽ được hưởng mức thuế 5%. Quy định này đưa ra nhằm hạn chế khả năng tiếp cận thị trường của các nhà cung cấp nước ngoài.

Đối với mặt hàng thủy sản, bên cạnh Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc là một trong 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm khoảng 60% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của nước ta. Năm 2020, do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Hàn Quốc giảm nhẹ. Theo thống kê, trong tháng 11/2020, xuất khẩu sang Hàn Quốc giảm nhẹ 2%, tính đến hết tháng 11 ước đạt 700 triệu USD, giảm gần 2%. Cả năm 2020, xuất khẩu thủy sản sang thị trường này ước đạt 770 triệu USD, giảm 1,6%.

Hàn Quốc là một trong những đối tác hàng đầu của Việt Nam trong xuất khẩu NLTS. Năm 2020, Việt Nam xuất khẩu 2,01 tỷ USD các mặt hàng NLTS chính tới Hàn Quốc, tăng nhẹ 0,57% so với năm 2019. Trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ có kim ngạch xuất khẩu cao nhất tới thị trường này chiếm 40,7%, thứ hai là thủy sản với 38,3%, rau quả chiếm 7,1% và cao su và các sản phẩm cao su chiếm 6,2%. Trong các mặt hàng xuất khẩu chính, mặc dù gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19, chi có 5 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm so với năm 2019 là phân bón, cao su, thức ăn gia súc, sắn và thủy sản.

Bản tin chi tiết xem tại đây.



Báo cáo phân tích thị trường