Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Vẫn còn ít sản phẩm du lịch tham gia Chương trình OCOP
24 | 06 | 2022
Hiện nay tỉnh Cao Bằng chỉ có ba sản phẩm dịch vụ du lịch nông thôn được chứng nhận đạt sản phẩm OCOP. Kết quả này chưa xứng tầm với tiềm năng du lịch sẵn có tại địa phương.

Nguồn: Bnews.vn

Hiện nay tỉnh Cao Bằng chỉ có ba sản phẩm dịch vụ du lịch nông thôn được chứng nhận đạt sản phẩm OCOP. Kết quả này chưa xứng tầm với tiềm năng du lịch sẵn có tại địa phương.

Phát triển nhóm sản phẩm dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng trong Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) được xem là giải pháp quan trọng trong xây dựng nông thôn mới bền vững. Tuy nhiên, hiện nay tỉnh Cao Bằng chỉ có ba sản phẩm dịch vụ du lịch nông thôn được chứng nhận đạt sản phẩm OCOP.

Kết quả này chưa xứng tầm với tiềm năng du lịch sẵn có tại địa phương. Các ngành chức năng tỉnh Cao Bằng cần có những giải pháp phát triển nhóm sản phẩm dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng trong Chương trình OCOP.

 Lan’s Homestay (xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh) là mô hình du lịch duy nhất của tỉnh Cao Bằng đạt 4 sao OCOP.

Bà Hoàng Thị Lan, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Du lịch quốc tế thác Bản Giốc (Trùng Khánh), chủ Lan’s Homestay chia sẻ, việc được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP mang lại nhiều lợi ích cho cơ sở trong việc đảm bảo duy trì chất lượng sản phẩm theo tiêu chí OCOP; tạo sự tin tưởng cho du khách khi sử dụng dịch vụ và các sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ.

Để du khách có trải nghiệm phong phú và tiêu thụ các sản phẩm OCOP bản địa, điểm du lịch đã tích cực quảng bá, tiêu thụ các nông sản đạt OCOP của địa phương, như gạo nếp Ong, hạt dẻ…

Nằm trong làng Tày Khuổi Ky (xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh), Yến Nhi - Bản Giốc Homestay là mô hình dịch vụ du lịch nông thôn đạt sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh năm 2021. Homestay này là một ngôi nhà sàn đá có kiến trúc độc đáo mang vẻ đẹp đặc trưng của người Tày Cao Bằng.

Chị Lý Thị Điệp, chủ cơ sở cho biết, dù mang vẻ đẹp nguyên sơ và hoài cổ nhưng Yến Nhi - Bản Giốc Homestay được đầu tư đầy đủ các tiện nghi để phục vụ du khách đến lưu trú. Đến với Yến Nhi - Bản Giốc Homestay, du khách sẽ được thưởng thức những món ăn đặc trưng của dân tộc Tày như thịt treo gác bếp, lạp sườn hun khói, bánh áp chao...

Cách thành phố Cao Bằng khoảng 40 km, Mế Farmstay (xóm Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng) đang là điểm thu hút du khách đến trải nghiệm mô hình nhà vườn và nông trại độc đáo. Mế Farmstay được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao loại hình du lịch dịch vụ nông thôn năm 2021.

Mô hình không chỉ cung cấp chỗ nghỉ thân thiện, có khuôn viên rộng, có nhà hàng mà còn phục vụ nhu cầu khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm danh lam thắng cảnh, nghề truyền thống và thưởng thức ẩm thực của đồng bào dân tộc trong vùng.

Có thể nói, ba sản phẩm dịch vụ du lịch nông thôn được chứng nhận đạt sản phẩm OCOP của tỉnh Cao Bằng đã giúp nâng cao giá trị của điểm đến, giúp sản phẩm du lịch phát triển bền vững hơn và trở thành địa chỉ tin cậy cho khách du lịch.

Đây cũng là cơ sở quan trọng để tỉnh Cao Bằng phát triển dịch vụ du lịch nông thôn gắn với Chương trình OCOP nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế bản sắc văn hóa, khí hậu, cảnh quan, các sản phẩm đặc hữu của địa phương, góp phần xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu và bền vững.

Bên cạnh ba sản phẩm trên, tỉnh Cao Bằng còn nhiều mô hình du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái tiềm năng có thể phát triển trở thành sản phẩm OCOP như các mô hình du lịch cộng đồng xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc; Hoài Khao, xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình; Phja Thắp, xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa; Bản Thuôn, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh…

Những mô hình này đều đảm bảo chỗ nghỉ ngơi, ăn uống; phục vụ tham quan ngắm cảnh; tham gia trải nghiệm những hoạt động thường ngày của người bản xứ; tổ chức buổi diễn văn nghệ mang đậm nét văn hóa truyền thống địa phương.

Có nhiều tiềm năng, tuy nhiên, qua gần 5 năm triển khai Chương trình OCOP, nhóm sản phẩm dịch vụ du lịch nông thôn chiếm rất ít. Nguyên nhân là do một số chính quyền địa phương và người dân chưa nhận thức đúng vai trò, lợi ích sản phẩm du lịch OCOP.

Các tiêu chí đánh giá cụ thể đối với sản phẩm du lịch OCOP chưa được tiếp cận đầy đủ. Các điểm du lịch chưa có sự gắn kết với sản phẩm OCOP. Nhiều nội dung xây dựng sản phẩm du lịch phụ thuộc vào tư vấn nên không xây dựng được sản phẩm du lịch OCOP độc đáo mang đặc trưng và bản sắc văn hóa truyền thống tại mỗi địa phương…

Những tiêu chí quan trọng cho sản phẩm du lịch đạt chuẩn OCOP là việc tổ chức dịch vụ, phát triển sản phẩm, sức mạnh cộng đồng, khả năng tiếp thị và chất lượng sản phẩm…

Ông Nông Thanh Mẫn, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng cho biết, thời gian tới, tỉnh chú trọng xây dựng sản phẩm du lịch OCOP gắn với phát huy giá trị tri thức bản địa, đẩy mạnh xúc tiến quảng bá sản phẩm du lịch và các sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề, lễ hội văn hóa.

Cùng với đó là liên kết doanh nghiệp làm du lịch và các chủ thể sản xuất các sản phẩm OCOP, thực hiện quảng bá du lịch gắn với Chương trình OCOP của địa phương đến với du khách.

Ngành Du lịch tỉnh Cao Bằng cần tổ chức xây dựng các tuor, tuyến đến điểm du lịch OCOP đảm bảo tiêu chí để tạo điểm đến chất lượng, có sức hấp dẫn mạnh mẽ, qua đó, từng bước chuyển hóa các sản phẩm của du lịch tham gia Chương trình OCOP; kết nối chuỗi giá trị du lịch nông thôn, giải quyết việc làm cho cộng đồng tại chỗ, nâng cao thu nhập và trình độ của người dân sinh sống tại nông thôn, để các giá trị tự nhiên, văn hóa bản địa của địa phương được bảo tồn, phát huy…/.

BNEWS Hiện nay tỉnh Cao Bằng chỉ có ba sản phẩm dịch vụ du lịch nông thôn được chứng nhận đạt sản phẩm OCOP. Kết quả này chưa xứng tầm với tiềm năng du lịch sẵn có tại địa phương.

Phát triển nhóm sản phẩm dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng trong Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) được xem là giải pháp quan trọng trong xây dựng nông thôn mới bền vững. Tuy nhiên, hiện nay tỉnh Cao Bằng chỉ có ba sản phẩm dịch vụ du lịch nông thôn được chứng nhận đạt sản phẩm OCOP.

Kết quả này chưa xứng tầm với tiềm năng du lịch sẵn có tại địa phương. Các ngành chức năng tỉnh Cao Bằng cần có những giải pháp phát triển nhóm sản phẩm dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng trong Chương trình OCOP.

 

Lan’s Homestay (xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh) là mô hình du lịch duy nhất của tỉnh Cao Bằng đạt 4 sao OCOP.

Bà Hoàng Thị Lan, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Du lịch quốc tế thác Bản Giốc (Trùng Khánh), chủ Lan’s Homestay chia sẻ, việc được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP mang lại nhiều lợi ích cho cơ sở trong việc đảm bảo duy trì chất lượng sản phẩm theo tiêu chí OCOP; tạo sự tin tưởng cho du khách khi sử dụng dịch vụ và các sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ.

Để du khách có trải nghiệm phong phú và tiêu thụ các sản phẩm OCOP bản địa, điểm du lịch đã tích cực quảng bá, tiêu thụ các nông sản đạt OCOP của địa phương, như gạo nếp Ong, hạt dẻ…
Nằm trong làng Tày Khuổi Ky (xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh), Yến Nhi - Bản Giốc Homestay là mô hình dịch vụ du lịch nông thôn đạt sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh năm 2021. Homestay này là một ngôi nhà sàn đá có kiến trúc độc đáo mang vẻ đẹp đặc trưng của người Tày Cao Bằng.

Chị Lý Thị Điệp, chủ cơ sở cho biết, dù mang vẻ đẹp nguyên sơ và hoài cổ nhưng Yến Nhi - Bản Giốc Homestay được đầu tư đầy đủ các tiện nghi để phục vụ du khách đến lưu trú. Đến với Yến Nhi - Bản Giốc Homestay, du khách sẽ được thưởng thức những món ăn đặc trưng của dân tộc Tày như thịt treo gác bếp, lạp sườn hun khói, bánh áp chao...
Cách thành phố Cao Bằng khoảng 40 km, Mế Farmstay (xóm Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng) đang là điểm thu hút du khách đến trải nghiệm mô hình nhà vườn và nông trại độc đáo. Mế Farmstay được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao loại hình du lịch dịch vụ nông thôn năm 2021.

Mô hình không chỉ cung cấp chỗ nghỉ thân thiện, có khuôn viên rộng, có nhà hàng mà còn phục vụ nhu cầu khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm danh lam thắng cảnh, nghề truyền thống và thưởng thức ẩm thực của đồng bào dân tộc trong vùng.
Có thể nói, ba sản phẩm dịch vụ du lịch nông thôn được chứng nhận đạt sản phẩm OCOP của tỉnh Cao Bằng đã giúp nâng cao giá trị của điểm đến, giúp sản phẩm du lịch phát triển bền vững hơn và trở thành địa chỉ tin cậy cho khách du lịch.

Đây cũng là cơ sở quan trọng để tỉnh Cao Bằng phát triển dịch vụ du lịch nông thôn gắn với Chương trình OCOP nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế bản sắc văn hóa, khí hậu, cảnh quan, các sản phẩm đặc hữu của địa phương, góp phần xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu và bền vững.

Bên cạnh ba sản phẩm trên, tỉnh Cao Bằng còn nhiều mô hình du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái tiềm năng có thể phát triển trở thành sản phẩm OCOP như các mô hình du lịch cộng đồng xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc; Hoài Khao, xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình; Phja Thắp, xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa; Bản Thuôn, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh…

Những mô hình này đều đảm bảo chỗ nghỉ ngơi, ăn uống; phục vụ tham quan ngắm cảnh; tham gia trải nghiệm những hoạt động thường ngày của người bản xứ; tổ chức buổi diễn văn nghệ mang đậm nét văn hóa truyền thống địa phương.
Có nhiều tiềm năng, tuy nhiên, qua gần 5 năm triển khai Chương trình OCOP, nhóm sản phẩm dịch vụ du lịch nông thôn chiếm rất ít. Nguyên nhân là do một số chính quyền địa phương và người dân chưa nhận thức đúng vai trò, lợi ích sản phẩm du lịch OCOP.

Các tiêu chí đánh giá cụ thể đối với sản phẩm du lịch OCOP chưa được tiếp cận đầy đủ. Các điểm du lịch chưa có sự gắn kết với sản phẩm OCOP. Nhiều nội dung xây dựng sản phẩm du lịch phụ thuộc vào tư vấn nên không xây dựng được sản phẩm du lịch OCOP độc đáo mang đặc trưng và bản sắc văn hóa truyền thống tại mỗi địa phương…
Những tiêu chí quan trọng cho sản phẩm du lịch đạt chuẩn OCOP là việc tổ chức dịch vụ, phát triển sản phẩm, sức mạnh cộng đồng, khả năng tiếp thị và chất lượng sản phẩm…
Ông Nông Thanh Mẫn, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng cho biết, thời gian tới, tỉnh chú trọng xây dựng sản phẩm du lịch OCOP gắn với phát huy giá trị tri thức bản địa, đẩy mạnh xúc tiến quảng bá sản phẩm du lịch và các sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề, lễ hội văn hóa.

Cùng với đó là liên kết doanh nghiệp làm du lịch và các chủ thể sản xuất các sản phẩm OCOP, thực hiện quảng bá du lịch gắn với Chương trình OCOP của địa phương đến với du khách.
Ngành Du lịch tỉnh Cao Bằng cần tổ chức xây dựng các tuor, tuyến đến điểm du lịch OCOP đảm bảo tiêu chí để tạo điểm đến chất lượng, có sức hấp dẫn mạnh mẽ, qua đó, từng bước chuyển hóa các sản phẩm của du lịch tham gia Chương trình OCOP; kết nối chuỗi giá trị du lịch nông thôn, giải quyết việc làm cho cộng đồng tại chỗ, nâng cao thu nhập và trình độ của người dân sinh sống tại nông thôn, để các giá trị tự nhiên, văn hóa bản địa của địa phương được bảo tồn, phát huy…/.



Báo cáo phân tích thị trường