Theo nongnghiep.vn
Ngày 14/6, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền phối hợp cùng Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên tổ chức hội nghị triển khai chương trình “Canh tác cà phê thông minh thích ứng biến đổi khí hậu vùng Tây Nguyên” giai đoạn 2023 - 2025.
Hội nghị là khâu đầu tiên đánh dấu bước khởi đầu quan trọng cho chương trình "Canh tác cà phê thông minh thích ứng biến đổi khí hậu vùng Tây Nguyên" giai đoạn 2023 - 2025. Chương trình đã tập trung giới thiệu, thảo luận về việc chọn lựa địa điểm triển khai dự án, cũng như tập huấn cho các cán bộ tham gia trong thời gian tới
Mục tiêu của chương trình là tìm ra những hạn chế, vấn đề tồn tại trong các vườn cà phê trồng thuần và trồng xen hiện tại. Từ đó, sẽ xây dựng quy trình canh tác cà phê thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu, đem lại hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho người dân, đồng thời đóng góp vào phát triển kinh tế xanh và giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính.
Để đạt được mục tiêu này, cần chú trọng vào việc tập huấn cho các bên tham gia. Trong đó, sẽ có nhiều thí nghiệm chuyên sâu, từ diện hẹp đến diện rộng; điều tra thực tế trên 500 hộ canh tác cà phê ở 5 tỉnh Tây Nguyên; phân tích 200 mẫu đất ở các tầng canh tác cà phê trong các vườn trồng thuần, trồng xen (xen sầu riêng, hồ tiêu), trong các vườn cây già cỗi, vườn cây kinh doanh sung sức… Từ đó, chương trình sẽ đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến quá trình canh tác cà phê hiện tại và dự báo cho 3 năm tới cũng như tác động tới đất trồng cà phê, hệ sinh học đất trồng cà phê.
Mục tiêu của chương trình là tìm ra những hạn chế, vấn đề tồn tại trong các vườn cà phê trồng thuần và trồng xen hiện tại. Từ đó, sẽ xây dựng quy trình canh tác cà phê thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu, đem lại hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho người dân, đồng thời đóng góp vào phát triển kinh tế xanh và giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính.
Để đạt được mục tiêu này, cần chú trọng vào việc tập huấn cho các bên tham gia. Trong đó, sẽ có nhiều thí nghiệm chuyên sâu, từ diện hẹp đến diện rộng; điều tra thực tế trên 500 hộ canh tác cà phê ở 5 tỉnh Tây Nguyên; phân tích 200 mẫu đất ở các tầng canh tác cà phê trong các vườn trồng thuần, trồng xen (xen sầu riêng, hồ tiêu), trong các vườn cây già cỗi, vườn cây kinh doanh sung sức… Từ đó, chương trình sẽ đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến quá trình canh tác cà phê hiện tại và dự báo cho 3 năm tới cũng như tác động tới đất trồng cà phê, hệ sinh học đất trồng cà phê.
Diện tích tái canh cà phê giai đoạn 2014 - 2020 lên đến 90.000ha và 30.000ha khác phải ghép cải tạo, chiếm 18,5% tổng diện tích cà phê. Kế hoạch tái canh sẽ vẫn phải tiếp tục, dự kiến đến 2025 cần tái canh tiếp 75.000ha và ghép cải tạo thêm 32.000ha. Các loại dịch hại từ đất phát triển, đặc biệt là bệnh vàng lá thối rễ làm hàng trăm ngàn ha cà phê phải tái canh, thậm chí phải phá bỏ, nhiều diện tích bị rút ngắn chu kỳ kinh doanh, hiệu quả kinh tế giảm sút.
Ông Ngô Văn Đông, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền cho biết, mục tiêu cuối cùng của chương trình là làm sao nâng cao đời sống người dân.
Theo ông Đông, cây cà phê là cây dài ngày, trải qua việc tập huấn sẽ kỹ hơn rất nhiều so mới chương trình của công ty đã triển khai trên cây lúa.
“Chương trình sẽ can thiệp vào quá trình canh tác nên điều kiện sẽ tốt hơn rất nhiều. Các nhà khoa học, cơ quan chức năng sẽ đưa ra quy trình canh tác thông minh để triển khai trong 3 năm liên tiếp (2023 - 2025). Từng giai đoạn sẽ tổng kết, rút kinh nghiệm tìm ra những hạn chế, tồn tại trong thực hiện để từ đó các nhà khoa học sẽ can thiệp biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất, hiệu quả, tăng chất lượng”, ông Đông nói.