Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
8 nhiệm vụ giải pháp của Bộ Nông nghiệp và Môi trường để đạt mục tiêu tăng trưởng 4%
10 | 04 | 2025
Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa ban hành Kế hoạch hành động về phát triển ngành thời gian tới với mục tiêu tăng trưởng 4% trở lên, kim ngạch xuất khẩu 65 tỷ USD.

Nguồn: nongnghiep.vn

Trong đó, giá trị gia tăng lĩnh vực nông nghiệp tăng 3,85% (giá trị sản xuất trồng trọt tăng 2,4 - 2,9%; giá trị sản xuất chăn nuôi tăng 5,7 - 5,98%); giá trị gia tăng thủy sản tăng 4,35%; giá trị gia tăng lâm nghiệp tăng 5,47%. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản (NLTS) năm 2025 đạt 65 tỷ USD, phấn đấu đạt 70 tỷ USD.

Kế hoạch hành động được xác định phải rõ ràng, cụ thể, khả thi, dễ kiểm tra, giám sát, dễ đánh giá; việc phân công nhiệm vụ bảo đảm 5 rõ: "rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm, rõ thời gian hoàn thành".

Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy Bộ, cấp ủy các cơ quan, đơn vị (gọi chung là các đơn vị) thuộc Bộ trong thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đề ra; bám sát tình hình thực tiễn,phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các đơn vị thuộc Bộ với các cấp, các ngành, các địa phương.

Cấp ủy đảng và thủ trưởng đơn vị các cấp có kế hoạch cụ thể, việc làm thiết thực, thường xuyên quán triệt và yêu cầu toàn thể lãnh đạo, công chức, viên chức người lao động của đơn vị thống nhất nhận thức, đổi mới tư duy, hành động cụ thể trong thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy tăng trưởng của toàn ngành và trong lĩnh vực được giao phụ trách.

Thường xuyên phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan trong việc theo dõi, giám sát thị trường, xúc tiến thương mại; phối hợp với các địa phương hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trên địa bàn tổ chức thực hiện đồng bộ và hiệu quả các giải pháp phát triển ngành, chuyển đổi mạnh sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng tuần hoàn, hiệu quả, bền vững, minh bạch, trách nhiệm, tích hợp đa giá trị, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, bảo vệ môi trường sinh thái; khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn; chú trọng phát triển nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao; phát huy tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương.

2. Hoàn thiện thể chế, chính sách phục vụ tăng trưởng ngành và xuất khẩu nông lâm thủy sản; triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nghị quyết, chiến lược, chương trình, đề án, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành.

Đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy định pháp luật để bảo đảm hành lang pháp lý cho hoạt động của ngành NN&MT, hỗ trợ cho hợp tác xã, doanh nghiệp, người dân như: chính sách tín dụng (tín dụng đầu tư, tín dụng chính sách và tín dụng thương mại), thuế, bảo hiểm nông nghiệp, đất đai phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn…

Có chính sách hỗ trợ bảo đảm cho người dân yên tâm sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh trong trường hợp thị trường biến động. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Có chính sách hỗ trợ bảo đảm cho người dân yên tâm sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh trong trường hợp thị trường biến động. Ảnh: nongnghiep.vn

Tập trung cơ cấu lại các tiểu ngành, lĩnh vực và trong từng ngành thực chất, hiệu quả, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng thông qua tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, tính tự chủ, khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế.

Phát triển nông nghiệp sinh thái, hiệu quả, bền vững, minh bạch, trách nhiệm gắn với môi trường bền vững; thực hiện tích hợp đa giá trị theo hướng giữ vững an ninh lương thực quốc gia, bảo vệ môi trường sinh thái; khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn; chú trọng phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao; phát huy tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương. Phát triển kinh tế hợp tác, hỗ trợ liên kết theo chuỗi giá trị. Khuyến khích phát triển các hình thức hợp tác mới trong nông nghiệp.

 

Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, tháo gỡ các rào cản, nút thắt cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, gắn với chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn, tài nguyên và môi trường để tạo động lực mạnh mẽ cho tăng trưởng ngành. Trong đó, thực hiện hiệu quả chuyển đổi số trong cấp phép, kiểm soát mã số vùng trồng, vùng nuôi, ao nuôi bảo đảm truy xuất nguồn gốc. Nghiên cứu xây dựng sàn giao dịch nông sản quốc gia để đưa nông sản Việt Nam đến thị trường quốc tế nhanh và hiệu quả hơn, đồng thời phục vụ quản lý thương hiệu gắn với chất lượng nông sản Việt Nam.

Theo dõi, giám sát việc triển khai thực hiện Bộ chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công theo thời gian thực trên môi trường điện tử theo Quyết định số 766/QĐ-TTg ngày 23/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

5. Tăng cường chuyển đổi số; thực hiện đột phá trong ứng dụng, chuyển giao khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Tổ chức thực hiện hiệu quả Kế hoạch hành động của Bộ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 193/2025/QH15 của Quốc hội và Nghị quyết số 03/NQ-CP ngày 9/1/2025 của Chính phủ về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, giúp tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ số trong sản xuất, chế biến nông lâm thủy sản (ban hành kèm theo Quyết định số 503/QĐ-BNNMT ngày 27/3/2025).

Thực hiện đột phá trong ứng dụng, chuyển giao khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo. Ảnh: Tùng Đinh.

Thực hiện đột phá trong ứng dụng, chuyển giao khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo. Ảnh: nongnghiep.vn

Chuyển giao, nhân rộng ứng dụng các biện pháp canh tác bền vững, các giải pháp khoa học công nghệ, rải vụ hiệu quả nhằm giảm chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y và các chi phí trung gian khác để nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao thu nhập cho người sản xuất.

Đẩy mạnh ứng dụng viễn thám và trí tuệ nhân tạo để quan trắc, giám sát, quản lý vùng trồng, cơ sở nuôi, đánh giá sản lượng cây trồng chủ lực, kiểm kê rừng; theo dõi giám sát và phân tích dữ liệu thời tiết, đất đai, sâu bệnh, giúp nông dân tối ưu hóa sản xuất và giảm thiểu rủi ro; hệ thống cảnh báo sớm hạn hán, xâm nhập mặn; cảm biến theo dõi độ ẩm đất, dinh dưỡng cây trồng, tự động hóa tưới tiêu; hệ thống tưới tiêu thông minh, tự động cung cấp nước theo nhu cầu của cây; phát hiện bệnh sớm thông qua hình ảnh vệ tinh và thiết bị bay không người lái,…

Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu cơ bản của ngành NN&MT. Cập nhật đầy đủ thông tin sản xuất, thị trường giúp công tác điều hành của Bộ và địa phương được chính xác và kịp thời.

6. Thúc đẩy phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu

Nâng cao hiệu quả công tác đàm phán, mở cửa thị trường, xúc tiến thương mại, xử lý các vấn đề trong thương mại. Quy định rõ ràng vai trò, chức năng của từng đơn vị trong Bộ tránh trùng lặp, không hiệu quả.

Xây dựng Bộ tiêu chí phân loại thị trường, xác định chỉ tiêu xuất khẩu theo tiểu ngành, lĩnh vực và thị trường, đặc biệt thị trường còn nhiềm tiềm năng; Xây dựng báo cáo thị trường xuất khẩu nông sản, giải pháp ứng phó đối với những thay đổi liên quan đến thuế, xuất xứ, tiêu chuẩn kỹ thuật… tại các thị trường Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc.

- Đối với thị trường trong nước: Có lộ trình, phương án giải pháp rõ ràng đẩy mạnh tiêu thụ nội địa đối với những sản phẩm có tính thời vụ cao (như rau, hoa, quả), dễ bị tác động của điều kiện tự nhiên, thời tiết, làm giảm phẩm cấp, chất lượng. Có giải pháp ổn định thị trường, kiểm soát sự biến động giá của một số mặt hàng nông sản, thủy sản, thức ăn chăn nuôi, vật tư nông nghiệp.

Đa dạng hóa kênh cung cấp cho thị trường trong nước, thúc đẩy thương mại điện tử, gắn kết sản xuất với thị trường.

Quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên (nhất là tài nguyên đất, tài nguyên nước) để cùng các yếu tố đầu vào khác thúc đẩy sản xuất nông sản hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tăng nhanh năng suất các nhân tố tổng hợp của Ngành; khơi thông nguồn lực nội tại của ngành NN&MT, tạo không gian mở, động lực mới thúc đẩy sản xuất hàng hóa lớn. Các ngành hỗ trợ sản xuất nông nghiệp (thủy lợi, phòng chống thiên tai, đất đai, khí tượng thủy văn, quản lý tài nguyên) xây dựng kế hoạch cụ thể để nâng cao chất lượng, hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh; góp phần tăng giá trị, chất lượng, giảm chi phí sản xuất nông nghiệp.

Thực hiện đột phá chiến lược trong xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn đồng bộ, hiện đại và bảo vệ môi trường bền vững. Nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công của bộ, ngành; tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, bảo đảm tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 đạt trên 95%; đưa vào khai thác, vận hành hiệu quả các công trình lớn hoàn thành, tạo động lực cho tăng trưởng, phát triển sản xuất.

Đổi mới phương thức, nội dung, nâng cao hiệu quả công tác truyền thông, nhất là truyền thông chính sách phát triển nông nghiệp và môi trường; tạo sự đồng thuận trong Bộ, toàn ngành quyết tâm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ tăng trưởng ngành, kim ngạch xuất khẩu NLTS.

Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các địa phương để tập huấn, tuyên truyền, hỗ trợ các địa phương thực hiện tốt phương án phân cấp, phân quyền để giải quyết tốt các yêu cầu của người dân và doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Chi tiết nội dung Quyết định số 681/QĐ-BNNMT ngày 08/4/2025 tải tại đây.



Báo cáo phân tích thị trường