Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Chiến lược và chính sách phát triển nông nghiệp trong tiến trình hội nhập AFTA
01 | 08 | 2007
Chiến lược phát triển nông nghiệp: Khuôn khổ phát triển nông nghiệp và nông thôn của Việt Nam nhằm mục tiêu bảo đảm tăng trưởng nông nghiệp bền vững, cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn và ổn định hệ thống chính trị ở khu vực nông thôn. Trong khuôn khổ chiến lược này, quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới được xem như là một điều kiện cần thiết để đảm bảo tăng thêm thu nhập và cải thiện mức sống ở khu vực nông thôn.

Chiến lược phát triển nông nghiệp: Khuôn khổ phát triển nông nghiệp và nông thôn của Việt Nam nhằm mục tiêu bảo đảm tăng trưởng nông nghiệp bền vững, cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn và ổn định hệ thống chính trị ở khu vực nông thôn. Trong khuôn khổ chiến lược này, quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới được xem như là một điều kiện cần thiết để đảm bảo tăng thêm thu nhập và cải thiện mức sống ở khu vực nông thôn.

Kể từ khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa, thương mại nông nghiệp đã đóng góp lớn trong việc tạo nguồn thu nhập ngoại tệ, tăng thu nhập trong khu vực nông thôn và cho toàn bộ nền kinh tế nói chung. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của thương mại nông nghiệp, Chính phủ Việt Nam đã khẳng định rằng phát triển nông thôn ở Việt Nam cần đi theo hướng “phát triển đa dạng hoá kinh tế nông thôn theo hướng thị trường dựa trên cơ sở tận dụng lợi thế tương đối của mỗi vùng, phù hợp với mỗi bước đi của công nghiệp hoá, hiện đại hoá “.

Chính sách nông nghiệp: Sự tham gia của Việt Nam vào AFTA, APEC hiện nay và WTO trong tương lai cần có những cải cách kinh tế theo hướng mở cửa và thị trường. Nói cách khác, tự do hoá nền kinh tế Việt Nam không chỉ tuân theo những quy tắc và yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mà còn nhằm tăng cường tính cạnh tranh và trên hết là tính hiệu quả của nền kinh tế nói chung và cho bản thân ngành nông nghiệp trong một môi trường thương mại tự do.

Chính sách giá: Kể từ năm 1988, tiến bộ theo hướng cơ chế thị trường và mở cửa hội nhập vào kinh tế thế giới đã khiến cho giá nông sản tăng theo sát mức giá trên thị trường thế giới, đồng thời giá đầu vào cho các sản phẩm nông nghiệp cũng diễn biến theo giá thế giới. Tuy nhiên, Chính phủ vẫn áp dụng một số biện pháp can thiệp vào thị trường thông qua hệ thống hạn ngạch và quy định đầu mối xuất khẩu. Quá trình ra nhập AFTA và tiến tới ra nhập WTO sẽ bắt buộc Việt Nam tự do hoá hơn nữa ngành thương mại như giảm hàng rào thuế quan và rỡ bỏ hàng rào phi thuế quan.

Thuế nhập khẩu và xuất khẩu: nhìn chung, thuế đánh vào hàng hoá xuất khẩu là tương đối thấp nhưng thuế đánh vào các sản phẩm nông nghiệp vẫn còn cao. Việc gia nhập AFTA và cam kết thực hiện giảm thuế theo quy định của CEPT trong tương lai gần sẽ khiến cho các ngành chế biến nông sản trong nước phải đối mặt với thách thức cạnh tranh của các nước ASEAN.

Hàng rào phi thuế quan: Việc gia nhập AFTA và sắp tới là WTO sẽ buộc Việt Nam phải phá bỏ toàn bộ hàng rào phi thuế quan. Kể từ năm 1989, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện những bước đi quan trọng trong tự do hoá thương mại. Nhìn chung cho đến nay, hầu hết các ngành nông sản đã không phải chịu hàng rào phi thương mại. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những hàng rào phi thương mại áp dụng với các mặt hàng gạo, đường, phân bón.

Chính sách đất đai: Cùng những thay đổi trong chính sách giá theo định hướng thị trường, Luật đất đai năm 1988 cho phép quyền sử dụng đất cho tư nhân được xem là những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến động lực của người nông dân. Luật đất đai năm 1993 là một bước tiến quan trọng, quy định quyền sử dụng đất tự do hơn cho nông dân. Chính sách này cho phép tư nhân được chuyển giao quyền sử dụng đất bao gồm “trao đổi chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp “. Tuy nhiên, ở vùng đồi núi, vấn đề sử dụng đất vẫn chưa được giải quyết thoả đáng. Những doanh nghiệp lâm nghiệp Nhà nước vẫn có quyền kiểm soát hợp pháp đối với những khu vực do các hộ nghèo sử dụng để sản xuất trồng trọt.

Dịch vụ tài chính và tín dụng nông thôn: Hiện nay, hệ thống tài chính nông thôn chính thức hỗ trợ cho các vùng nông thôn bao gồm Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (VBARD), Ngân hàng Việt Nam cho người nghèo (VBP) và quỹ tín dụng nhân dân (PCF). Tuy nhiên ở những vùng sâu, vùng xa và vùng núi, nông dân khó có cơ hội tiếp cận với hệ thống tín dụng chính thức. Hơn nữa, nguồn vốn của cả VBARD và PCF đều có xu hướng chảy vào những hộ giàu. Vấn đề nổi cộm hiện nay của tín dụng nông thôn ở Việt Nam là không có mối liên hệ giữa thị trường tín dụng nông thôn với chính sách tiền tệ của Chính phủ.

Chính sách đầu tư: Hiện nay, đầu tư của Chính phủ là nguồn quan trọng nhất trong tổng đầu tư dành cho ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề nổi lên là ở chỗ chính sách đầu tư tổng thể của Chính phủ có xu hướng thiên vị cho ngành công nghiệp mà ít quan tâm đến ngành nông nghiệp. Đầu tư của Chính phủ trong ngành nông nghiệp dường như không có hiệu quả do tập trung quá nhiều vào các doanh nghiệp quốc doanh trong khi hầu hết những doanh nghiệp này đều thu hút rất nhiều vốn mà không thể tiếp nhận nhiều lao động ở vùng nông thôn. Thêm vào đó, đầu tư vào hệ thống nghiên cứu nông nghiệp và dịch vụ khuyến nông lại không đủ.

Chính sách kinh tế vĩ mô: Nhìn chung, sự thiên vị trong chính sách đầu tư của Chính phủ tập trung quá nhiều vào vùng thành thị và những ngành công nghiệp cần nhiều vốn (như công nghiệp quốc doanh) đã gây tác dụng tiêu cực cho ngành nông nghiệp theo nhiều hướng khác nhau. Trong giai đoạn 1997-1999, giá trị đồng nội tệ của Việt Nam có xu hướng giảm xuống, song vẫn không theo kịp sự phá giá đồng tiền của các nước khác trong khu vực, do đó làm giảm tính cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam

Những nguyên tắc và yêu cầu của AFTA và ngành nông nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập: Là một thành viên của AFTA, bên cạnh những lợi ích nhận được, Việt Nam còn phải tuân thủ những luật lệ của câu lạc bộ này. Để có được một khu vực tự do mậu dịch trong các nước ASEAN, một khung “thuế quan ưu đãi hiệu lực chung“ (CEPT) được thiết lập để giảm thuế đánh vào các hàng nông sản đã qua chế biến từ 0-5% và loại bỏ hoàn toàn hàng rào phi thuế.

Tiến trình hội nhập của Việt Nam vào AFTA không gây tác động xấu đến ngành nông nghiệp nói chung do Việt Nam có những lợi thế cạnh tranh mạnh trong một số ngành hàng nông sản như gạo, cà phê, điều, hạt tiêu và có lợi thế so sánh tiềm năng đối với những mặt hàng như cao su, chè, hoa quả, rau. Tuy nhiên ngành đường của Việt Nam sẽ gặp phải khó khăn lớn trong hội nhập AFTA do bảo hộ cao của Chính phủ dành cho ngành vẫn còn rất lớn.

Chiến lược và chính sách điều chỉnh nhằm tăng cường tính cạnh tranh của ngành nông nghiệp Việt Nam trong AFTA: Việc gia nhập AFTA yêu cầu Việt Nam phải tiến hành những bước đi quan trọng hơn nhằm tự do hoá thương mại và trên hết là điều chỉnh khung chiến lược phát triển theo hướng tăng cường tính cạnh tranh và mở cho ngành nông nghiệp. Về chính sách, cần chú trọng hơn nữa đến việc khuyến khích sự phát triển những ngành hàng nào có lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế và đẩy mạnh sự phát triển những ngành hàng tiềm năng với mức độ bảo hộ hợp lý.

* Chính sách giá: Cần cải cách hơn nữa để tự do hoá thương mại và tạo cơ hội cho những doanh nghiệp tư nhân tham gia vào các hoạt động ngoại thương, buôn bán những sản phẩm như chè, đường và phân bón.

* Chính sách đất đai: Cần thực hiện thêm những biện pháp để tạo điều kiện dễ dàng hơn cho quá trình chuyển đổi quyền sử dụng đất từ cá nhân này sang cá nhân khác. Đối với đất rừng nên cụ thể hoá luật, đào tạo cho nhân viên ngành lâm nghiệp và địa chính.

* Những chính sách tín dụng nông thôn tập trung chủ yếu dựa vào thương mại và tăng kỹ năng tín dụng, giảm tín dụng ưu đãi, tăng cường cho các doanh nghiệp nông nghiệp vay. Hơn nữa, hệ thống nghiên cứu và khuyến nông cũng yêu cầu đầu tư hơn nữa để đẩy mạnh những hoạt động của mình.

* Cùng với những thay đổi trong chính sách ngành hàng cụ thể, những chính sách tác động đến toàn bộ nền kinh tế cũng cần được điều chỉnh. Những chính sách này phải được định hướng để tăng động lực cho sự phát triển của ngành nông nghiệp.



Báo cáo phân tích thị trường