Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Chiến lược phát triển năm 2008 của Manulife tại Việt Nam
25 | 12 | 2007
Hỏi chuyện ông Robert Cook, Phó chủ tịch điều hành cấp cao - Tổng giám đốc khu vực châu Á, Tập đoàn Manulife Financial.

Ông đánh giá thế nào về tính cạnh tranh của thị trường Việt Nam? Kết quả của Manulife tại thị trường Việt Nam trong năm 2007?

Tôi rất lạc quan và tin tưởng vào thị trường bảo hiểm Việt Nam đầy tiềm năng với 3 lý do, trong đó trước hết là bởi Việt Nam có dân số đông trên 80 triệu người nhưng có độ tuổi trung bình rất trẻ, khoảng 25-30 tuổi. Đây là độ tuổi mà thị trường bảo hiểm nhắm tới và do đó hứa hẹn một thị trường hấp dẫn.

Thứ hai, nền kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh, với mức sống và thu nhập tăng cao, người dân Việt Nam sẽ cần nhiều sản phẩm bảo hiểm hơn để đáp ứng nhu cầu tài chính luôn thay đổi của mình.

Thứ ba, tỉ lệ tham gia bảo hiểm nhân thọ hiện nay của Việt Nam còn thấp. Với dân số trẻ, Việt Nam thực sự là một thị trường bảo hiểm đầy tiềm năng để khai thác. Trong năm 2007, tốc độ tăng trưởng của Manulife tại thị trường châu Á là 15% trong khi đó tại Việt Nam, Manulife đã tăng trưởng vượt bậc 55%, gần như gấp đôi tốc độ tăng của thị trường bảo hiểm. Tôi rất tự hào về đội ngũ lãnh đạo và những thành tích cống hiến của đội ngũ đại lý và nhân viên tại Việt Nam.

Chiến lược của Manulife tại Việt Nam có gì khác biệt so với các thị trường khác ở châu Á hay không, thưa ông?

Chiến lược phát triển ở công ty chia làm hai nhóm: Nhóm dành cho các nước rất phát triển như Nhật Bản hay Singapore thì các sản phẩm của chúng tôi rộng hơn và hệ thống phân phối rộng hơn.

Riêng với Việt Nam thì chiến lược phát triển của chúng tôi tương tự Trung Quốc, Indonesia và Malaysia là các nước đang phát triển, có nền kinh tế đang ở cấp độ là tăng trưởng. Ở đâu cũng vậy, khi mà thị trường phát triển mạnh thì cái khó khăn nhất là về nhân lực. Thành công của công ty sẽ lệ thuộc vào khả năng thu hút được nhân tài để làm việc cho công ty.

Tại Việt Nam hiện nay, có rất nhiều các tập đoàn đang đa dạng hóa loại hình kinh doanh, đầu tư vào các ngân hàng, cổ phiếu và các lĩnh vực khác như là bất động sản. Các ông có chiến lược tương tự?

Ngày 9/9/2007, Manulife Việt Nam đã khánh thành toà nhà đầu tiên do Manulife xây dựng tại châu Á. Đó là toà nhà văn phòng Phú Mỹ Hưng. Đây là bước đột phá đầu tiên của Manulife vào thị trường địa ốc Việt Nam và tôi rất tự hào về điều đó. Trong tương lai, thị trường bất động sản chắc chắn sẽ là lĩnh vực mà chúng tôi nhắm tới và tìm kiếm những cơ hội hợp tác tại Tp.HCM và Hà Nội.

Ngoài bảo hiểm nhân thọ thì hiện Manulife Việt Nam còn đang kinh doanh quản lý quỹ. Chúng tôi đã đóng quỹ thành công và hiện đang chờ lên sàn giao dịch chứng khoán trong tháng 12 này.

Theo cam kết khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ phải dần mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bảo hiểm. Ông nhận định như thế nào về tương lai của thị trường bảo hiểm Việt Nam?

Tôi biết sau khi Việt Nam tham gia vào WTO thì thị trường bảo hiểm sẽ rất cạnh tranh, nhưng tôi tin tưởng ngành bảo hiểm sẽ có nhiều sáng tạo và đổi mới. Hiện chúng tôi đang làm việc với Bộ Tài chính để cho ra một sản phẩm liên kết đầu tư.

Tôi tin rằng, khi thị trường càng có nhiều sản phẩm mới thì thị trường sẽ càng phát triển mạnh mẽ hơn. Các công ty nước ngoài sẽ vào nhiều hơn, cạnh tranh cao hơn nhưng là cuộc cạnh tranh lành mạnh. Điều đó rất là có lợi cho khách hàng và khách hàng sẽ luôn luôn là động cơ thúc đẩy các công ty tạo ra sản phẩm mới. Tôi nghĩ là vẫn đầy đủ sân chơi.

Ông có thể cho biết kế hoạch phát triển của Manulife trong năm 2008 và các ông sẽ làm gì để đạt được mục tiêu này?

Hiện nay thị phần của Manulife Việt Nam là 8,3%. Chúng tôi muốn tiến xa hơn nữa trong năm tới. Tôi đặt ra mục tiêu cho Manulife tại Việt Nam là 30/30/30, nghĩa là tăng trưởng kinh doanh 30%, tăng trưởng lợi nhuận 30% và tăng trưởng đầu tư là 30%.

Như tôi đã nói, chúng tôi đang làm việc với Bộ Tài chính để cho ra sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư, cho phép khách hàng vừa được bảo hiểm vừa có thể đầu tư vào các quĩ đầu tư chứng khoán hoặc là đầu tư về trái phiếu. Thị trường chứng khoán Việt Nam đang phát triển mạnh và người dân sẽ thông qua sản phẩm này có được lợi nhuận cao.

Đây là sản phẩm mà tôi tin rằng chúng tôi sẽ có được thị trường lớn. Chúng tôi đang cố gắng để có thể có được giấy phép giới thiệu sản phẩm này trong thời gian sớm nhất vào năm 2008.



http://www.thongtinthuongmaivietnam.com.vn/IWINews.aspx?CatalogID=2456&ID=63151
Báo cáo phân tích thị trường