Trên sàn giao dịch NCDEX, giá hợp đồng giao tháng 1/08 cuối ngày đã giảm 49 rupi so với hôm trước, còn đạt 14.278 rupi/tạ. Mức giảm đối với các hợp đồng kỳ hạn khác là từ 19 – 41 rupi/tạ, riêng hợp đồng giao tháng 6/08 lại tăng 33 rupi/tạ. Tổng khối lượng hạt tiêu giao dịch trên sàn ngày hôm nay giảm 8.359 tấn xuống còn 13.725 tấn.
Sàn giao dịch NMCE hôm nay cũng có diễn biến giảm giá với mức giảm của hợp đồng kỳ hạn tháng 1/08 là 17 rupi, còn đạt 14.010 rupi/tạ, các hợp đồng kỳ hạn còn lại giảm 8 – 39 rupi/tạ. Khối lượng giao dịch trong ngày giảm 649 tấn xuống còn 1.308 tấn.
Xu hướng giảm giá trên thị trường kỳ hạn đã ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường giao ngay khiến giá tiêu chưa phân loại và tiêu MG1 đều giảm đi 100 rupi/tạ, còn đạt 13.500 rupi/tạ và 14.100 rupi/tạ tương ứng với mỗi loại.
Hiện nay vẫn chưa có thêm bất kỳ đơn đặt hàng nào từ nước ngoài đối với hạt tiêu Ấn Độ. Hơn nữa, lượng cung bị hạn chế cũng khiến những người nhà xuất khẩu e ngại cung hàng ra thị trường.
Giá tiêu của một số nhà xuất khẩu chính hôm nay tăng vững nhưng vẫn ở mức thấp so với giá tiêu Ấn Độ. Nhận định về tình hình tại nước xuất khẩu hạt tiêu hàng đầu Việt Nam, một chuyên gia cho biết: giá tiêu Việt Nam sẽ khó có thể sụt giảm kể cả sau khi bước vào vụ thu hoạch mới. Hiện nay vẫn còn nhiều nông dân trữ hàng trong kho và họ sẽ chỉ bán ra theo ý muốn hoặc khi mức giá khiến họ chấp nhận được. Điều này khiến việc phân tích dự báo thị trường trở nên khó khăn. Giờ đây không một nhà phân tích nào dám kết luận rằng vụ mùa bội thu sẽ khiến giá giảm hoặc sản lượng thấp khiến giá tăng. Thêm vào đó, những nhà đầu cơ hạt tiêu Ấn Độ càng làm diễn biến thị trường thêm phức tạp.