Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Thái Lan, Ấn Độ và Việt Nam sẽ thành lập một liên minh xuất khẩu gạo
12 | 04 | 2008
Cuối tháng 4/2008, Thái Lan, Ấn Độ và Việt Nam sẽ thảo luận khả năng thành lập một liên minh xuất khẩu gạo, nhằm phát huy thế mạnh của cả ba nước trên thị trường thế giới.
Liên minh này thành lập với mục đích được tuyên bố là giúp đỡ nông dân và bình ổn thị trường thế giới.
Các nước nông nghiệp thường gặp khó với sự lên xuống thất thường của giá cả nông sản. Việc thành lập một kiểu liên minh giống như OPEC (Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ) được cho là có thể giúp các nuớc xuất khẩu gạo chủ động giá cả. Thái Lan hy vọng liên minh hợp tác trong việc định ra mặt bằng giá gạo. Việc này sẽ có ích cho nông dân trong quyết định đầu tư của họ.
Ý tưởng này thực ra đã manh nha vài năm trước. Việt Nam và Thái Lan đã có những trao đổi về thông tin trên thị trường. Còn Ấn Độ đến nay mới tỏ thái độ quan tâm.

Giá trị xuất khẩu lúa gạo đang tăng lên. Tuy vậy, những biến động trên thế giới còn gây cả ảnh hưởng bất lợi cho thị trường nội địa. Tại một số tỉnh ở Thái Lan, nhiều cửa hàng gạo phải đóng cửa vì chủ không có đủ hàng để bán nợ. Một số nông dân giữ lại sản lượng thu hoạch dự phòng cho tương lai, bất chấp tuyên bố của Chính phủ nước này là họ có tới 2,13 triệu tấn gạo dự trữ, đủ tiêu dùng trong 3 tháng.
Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ cung ứng tới 60% lượng gạo xuất khẩu toàn cầu. Ấn Độ và Việt Nam đều đã áp dụng các biện pháp thắt chặt xuất khẩu. Đầu năm nay, hạn ngạch xuất khẩu gạo 2008 của Việt Nam dự kiến 4-4,5 triệu tấn, sau đó, Bộ Công thương điều chỉnh xuống còn 3,5-4 triệu tấn. Mới đây nhất, hạn ngạch được điều chỉnh lần nữa: Thay vì tính bằng năm như mọi khi, nay chỉ tính trong 9 tháng đầu năm với chỉ tiêu 3,2-3,5 triệu tấn, do tình hình lạm phát và khủng hoảng gạo trên thế giới. Còn Thái Lan vừa đưa ra con số dự báo về khối lượng gạo xuất khẩu là 8,75 triệu tấn, ít hơn nhiều con số 9,7 triệu tấn của năm trước.




Nguồn: http://vinanet.vn
Báo cáo phân tích thị trường