Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Sản xuất Trung Quốc thời gặp khó
05 | 09 | 2008
Tăng trưởng toàn cầu đi xuống cùng với suy thoái ngày càng lộ rõ tại Mỹ đang đặt ngành sản xuất Trung Quốc trong tình trạng chưa bao giờ u ám như vậy.

Mức tăng trưởng kỳ diệu của Trung Quốc có được chính là nhờ những công xưởng như Tianji Wooden Product, một công ty có khoảng 800 nhân và đặt tại tỉnh Quảng Đông. Mỗi năm công ty này thu về10 triệu USD từ xuất khẩu đồ chơi và đồ gỗ dành cho trẻ em.


Tianji cũng giống như hàng nghìn nhà sản xuất nhỏ, là trụ cột của xuất khẩu Trung Quốc. Nhưng dường như cây cột đó không còn chắc chắn khi trong hai năm qua, Tianji phải tăng chi phí thêm 30% mỗi năm. Vì cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt nên công ty cũng không thể tăng giá sản phẩm.


Nhưng dường như mọi thứ đang thay đổi theo chiều hướng xấu đi. Giá nhân công tăng, đồng NDT mạnh lên, cùng với giá nguyên liệu leo thang cũng đủ khiến tình hình tệ. Tăng trưởng toàn cầu đi xuống cùng với suy thoái ngày càng lộ rõ tại Mỹ đang đặt ngành sản xuất Trung Quốc trong tình trạng chưa bao giờ u ám như vậy.


Điều này có thể khiến hàng nghìn nhà máy đóng cửa và hàng trăm nghìn công nhân bị mất việc. Những cơ sở sản xuất hàng thủ công đang bị ảnh hưởng nặng. Kể từ năm 2007, Quảng Đông là nơi cư trú của 3000 nhà máy giầy, nhưng 500 nhà máy trong số đó đã phải đóng cửa trong hơn 15 tháng, Tổng thư ký Hiệp hội giày châu Á tại Hong Kong cho hay. 1/6 trong số 42.200 doanh nghiệp dệt bị thua lỗ vào năm ngoái. Và 2/3 thậm chí còn đang phá sản.


Những công xưởng của Trung Quốc có lý do để toát mồ hôi. Hàng Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ chiếm 19% trong số 90 tỷ USD xuất khẩu hàng tháng. Do kinh tế Mỹ bắt đầu suy yếu vào cuối năm 2007, xuất khẩu của Trung Quốc cũng đi xuống.


Mặc dù Trung Quốc là nước xuất khẩu lớn thứ hai trên thế giới, nhưng quốc gia này cũng không phụ thuộc vào nước ngoài hoàn toàn như một số nước khác. Xuất khẩu chiếm 36,8% GDP của Trung Quốc, so với 43,2% của Hàn Quốc.


Nhưng Trung Quốc có thể bị ảnh hưởng nặng khi nhu cầu quốc tế yếu đi trong khi Trung Quốc lại xây dựng quá nhiều nhà máy mới trong những năm gần đây. Với vốn đầu tư dồi dào cùng với việc kinh tế Trung Quốc tăng trưởng ở mức hai con số, lĩnh vực công nghiệp nặng được ồ ạt mở rộng. Giá trị xuất khẩu thép đã tăng gấp 10 lần kể từ năm 2003 đến năm 2007, từ 5 tỷ USD lên 50 tỷ USD.


Chính phủ Trung Quốc đã sớm nhận ra bong bóng đầu tư đang có khả năng hình thành. Năm 2004, vì cả lý do kinh tế và lý do môi trường, nhà chức trách đã bắt đầu gây áp lực cho các địa phương giảm đầu tư vào các nhà máy nhôm, thép và xi măng. Các ngân hàng quốc doanh được liên tiếp được yêu cầu ngừng cho vay với các dự án công nghiệp.
Nhưng chính quyền địa phương thường phớt lờ yêu cầu trên. Nguyên do là có thêm nhiều nhà máy có nghĩa là có thêm nhiều việc làm và tăng GDP, những yếu tố giúp cho các quan chức địa phương có được hình ảnh tốt đẹp trong mắt lãnh đạo.

Hơn nữa, các nhà chức trách địa phương không chỉ là người cấp đất và giấy phép cho những dự án mới mà cũng là cổ đông giấu mặt trong những nhà máy mới. Kết quả là, có quá nhiều dự án mới được xây dựng.

Việc dư thừa sản xuất cũng đồng nghĩa với việc cỗ máy xuất khẩu xuất khẩu Trung Quốc giống như một chiếc xe đạng chạy nhưng không phanh. Miễn là đường thẳng và êm, chiếc xe vẫn chạy về phía trước. Nhưng nếu gặp ổ gà hoặc khúc cua, bánh xe sẽ bị long ra.


Các nhà máy có thể giúp tăng GDP trong những năm gần đây do kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng mạnh. Giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2007 chứng kiến mức tăng trưởng ngoạn mục của kinh tế thế giới – giúp nhu cầu đối với hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc tăng mạnh. Nhưng thời kỳ đó có thể đang chấm dứt. Nhiều nhà kinh tế đang dự đoán mức GDP toàn cầu sẽ giảm mạnh trong năm 2008.


Lợi thế cạnh tranh của Trung Quốc là giá nhân công rẻ, nhưng khía cạnh đó cũng đang dần mất ưu thế.  Giá nhân công tại các các tỉnh thuộc Đông Nam Trung Quốc – nơi được mệnh danh là “công xưởng thế giới” đã tăng 50% trong bốn năm qua. Bên cạnh đó, luật lao động mới được thông qua sẽ chỉ tăng thêm gánh nặng.
 
Theo tính toán của UBS, luật lao động mới sẽ khiến giá nhân công tăng thêm từ 10% - 25%. Bộ luật cũng có điều khoản giúp lao động nghỉ việc được hưởng bồi thường. Ngoài ra, các yếu tố như giá nguyên liệu tăng và đồng NDT tăng giá so với đồng USD đã khiến hàng xuất khẩu Trung Quốc trở nên đắt đỏ trên toàn cầu.


Việc cắt giảm việc làm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế xã hội Trung Quốc. Dòng người thất nghiệp đổ xô về thành phố tìm việc làm khiến các nhà chức trách mất ngủ. Lehman Brothers nhận định các nhà sản xuất Trung Quốc đang bị đẩy đến bờ vực.


Tiếp đến là sự đổ vỡ của các ngân hàng do có thể bị ảnh hưởng bởi làn sóng vỡ nợ của các nhà máy. Mặc dù khó biết được con số chính thức mà lĩnh vực sản xuất đang nợ ngân hàng, cũng có thể dễ hình dung các ngân hàng sẽ lâm vào khủng hoảng tín dụng nếu sản xuất giảm mạnh.


Tất nhiên, không phải lúc nào viễn cảnh xấu nhất cũng xảy ra. Mặc dù UBS không bi quan quá mức nhưng cũng nhận định tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc sẽ giảm từ mức 25%/năm xuống mức một con số. Một cuộc hạ cánh an toàn với các nhà máy có thể sẽ tạo thuận lợi cho đất nước trong dài hạn do việc này sẽ loại bỏ những yếu tố điều hành không hiệu quả và nâng khả năng sản xuất của Trung Quốc.



Nguồn: Vinanet
Báo cáo phân tích thị trường