Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Đẩy mạnh xuất khẩu gạo trong những tháng cuối năm
08 | 10 | 2008
Bộ Công Thương vừa có công văn đề nghị Hiệp hội Lương thực Việt Nam chủ động điều hành, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo trong những tháng cuối năm 2008. Theo đó, Hiệp hội cần chỉ đạo các doanh nghiệp xuất khẩu gạo tích cực đẩy mạnh giao hàng các hợp đồng đã ký, khẩn trương chốt lại các hợp đồng Chính phủ đã và đang đàm phán, đẩy mạnh việc đăng ký hợp đồng thương mại và khẩn trương thương thảo các hợp đồng Chính phủ mới, với các thị trường mới để đảm bảo tiêu thụ có hiệu quả hàng hoá cho nông dân những tháng cuối năm 2008.
Trước đó, Bộ Công Thương đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ (và đã được chấp thuận) giao Hiệp hội Lương thực Việt Nam, căn cứ vào nguồn hàng dự trữ, khả năng và tiến độ thu mua, dự báo xu hướng giá thị trường thế giới để chủ động điều tiết tiến độ giao hàng các tháng còn lại năm 2008, đảm bảo chỉ tiêu xuất khẩu định hướng cả năm là 4,5 triệu tấn, không khống chế mức xuất khẩu từng tháng, và đảm bảo đáp ứng các mục tiêu Thủ tướng Chính phủ đặt ra đối với điều hành xuất khẩu gạo.

Tình hình xuất khẩu gạo hiện vẫn đạt mức bình quân khá cao. Tuy nhiên, hiện đang có hiện tượng chào bán gạo Việt Nam thấp hơn khá nhiều so với giá chào bán gạo cùng loại của Thái Lan. Do vậy, Bộ Công Thương sẽ cập nhật và định hướng kịp thời cho các doanh nghiệp để đảm bảo hiệu quả xuất khẩu gạo trong trường hợp giá giảm nhưng tổng kim ngạch cả năm dự kiến sẽ đạt trên 3 tỉ USD, tăng gấp đôi năm trước.

Dự kiến kế hoạch xuất khẩu tháng 9/2008:

Dự báo thị trường Thế giới trong tháng 9 sẽ tiếp tục chịu áp lực bởi nguồn cung dồi dào và xu hướng giảm giá như trong tháng 8. Thái Lan sẽ vẫn là nguồn cung lớn và gây áp lực lớn trên thị trường, với mức tồn kho vụ cũ 2,1 triệu tấn phải bán ra để hạn chế xuống cấp và có chỗ cho việc thu mua theo chương trình trợ giá vụ mới.

Do giá gạo Thái Lan vẫn ở mức cao, trong khi biết Việt Nam được mùa, cung cấp dồi dào và giá trong nước còn thấp hơn giá Thế giới, nên các thương nhân nước ngoài sẽ tiếp tục áp giá đối với gạo Việt Nam. Ngoài ra, do tình hình trong nước tháng 9 cũng sẽ tiếp tục chịu áp lực tiêu thụ lúa gạo hàng hoá trong dân còn nhiều như tháng 8 và nếu không đẩy mạnh đầu ra, tiếp tục mua vào thì người nông dân sẽ gặp khó khăn lớn vì không bán được sản phẩm và không có điều kiện để tiếp tục sản xuất vụ Đông Xuân.

Căn cứ vào tình hình thị trường trong và ngoài nước, số lượng hợp đồng xuất khẩu đã ký, công tác điều hành xuất khẩu tháng 9 phấn đấu đạt từ 400.000- 430.000 tấn, trong đó tiếp tục cho giảm giá hướng dẫn xuất khẩu đối với loại gạo 15 và 25% để đẩy mạnh việc ký kết hợp đồng xuất khẩu, tiêu thụ lúa Hè Thu.

Được biết, theo số liệu thống kê chính thức của Tổng cục hải quan tháng 7/2008 lượng gạo xuất khẩu cả nước đạt 496.269 tấn với trị giá 431,2 triệu USD tăng 132% về lượng và tăng 101% về trị giá so với tháng 6/08; Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm 2007 giảm 20% về lượng nhưng tăng 110% về trị giá. Như vậy, tổng lượng gạo xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2008 đạt 2,93 triệu tấn với trị giá 1,89 tỷ USD giảm 2% về lượng và tăng 98,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2007.

Về thị trường: Trong tháng 7/08, Philipine vẫn tiếp tục là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của nước ta đạt 265.100 tấn với trị giá 246,01 triệu USD tăng 330,76% về lượng và tăng tới 321,86% về trị giá so với tháng 6/08. So với cùng kỳ tăng 5,65% về lương và tăng 201,97% về trị giá. Tính chung 7 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo sang thị trường này đạt 1.370.506 tấn với trị giá 882,9 triệu USD tăng 32,64% về lượng và tăng 170,71% về trị giá so với cùng kỳ năm 2007. Dự báo xuất khẩu tới thị trường này trong thời gian tới tiếp tục tăng mạnh. Dự báo của Tổ chức Nông - Lương Liên Hiệp Quốc (FAO) thì Philippine sẽ vẫn là nước nhập khẩu gạo lớn trừ khi chính phủ cung cấp đủ tài chính cho các chương trình phát triển sản xuất ngũ cốc. Theo FAO, nhập khẩu gạo chỉ là giải pháp ngắn hạn. Nếu không có các chương trình hỗ trợ sản xuất, nước này sẽ tiếp tục phải nhập khẩu gạo với khối lượng lớn hoặc là rơi vào khủng hoảng lương thực.

Thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của nước ta là Malaysia tăng khá mạnh đạt 34,433 tấn với trị giá 23,77 triệu USD tăng 82,49% về lượng và tăng 59,44% về trị giá so với tháng 6/08. Như vậy, tổng lượng gạo xuất khẩu của nước ta trong 7 tháng đầu năm sang thị trường này lên tới 257.970 tấn với trị giá 166,83 triệu USD tăng 0,59% về lượng và tăng 113,39% về trị giá so với cùng kỳ năm 2007. Tiếp đến, xuất khẩu gạo sang thị trường Indonesia trong tháng 7 cũng tăng khá đạt 5.000 tấn với trị giá 2,62 triệu USD tăng tới 42,88% về lượng và tăng 26,96% về trị giá so với tháng trước. So với cùng kỳ có mức tăng đột biến tăng tới 246,02% về lượng và tăng 108,78% về trị giá. Nâng tổng lượng xuất khẩu gạo 7 tháng đầu năm sang thị trường này đạt 54.622 tấn với trị giá 25,77 triệu USD tăng 701,61% về lượng và tăng 437,7% về trị giá. Ngoài ra,xuất khẩu sang một số thị trường như Italy, Ukraina cũng có mức tăng khá mạnh với mức tăng lần lượt là 440,08%; 190,84% về kim ngạch so với tháng trước.

Về giá gạo trong tháng 7 vẫn duy trì khá ổn định. Dự báo, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục ổn định trong thời gian tới.

Thị trường xuất khẩu gạo tháng 7 và 7 tháng 2008

Thị trường
T7/008
So với T6/008
So với T7/07
7T/08
So với 7T/07
Lượng (tấn)
Trị giá (USD)
Lượng (%)
Trị giá (%)
Lượng (%)
Trị giá (%)
Lượng (tấn)
Trị giá (USD)
Lượng (%)
Trị giá (%)
Philipines
265.100
246.012.994
330,76
321,86
5,65
201,97
1.370.506
882.901.996
32,64
170,71
Malaysia
34.433
23.777.300
82,49
59,44
-36,09
46,29
257.970
166.813.965
0,59
113,39
Irắc
31.500
21.215.000
*
*
*
*
134.000
69.345.000
*
*
Nga
5.500
3.755.915
-32,07
-34,89
-34,04
37,24
40.258
23.022.558
88,04
211,37
Indonesia
5.000
2.627.250
42,86
26,92
246,02
108,78
54.622
25.778.545
701,61
437,70
Singapore
2.153
1.480.712
-79,32
-54,25
-77,91
-49,84
24.442
13.271.359
-60,52
-30,81
Bỉ
2.058
1.037.500
*
*
*
*
2.379
1.174.236
*
*
Lítvita
1.750
1.311.748
16,67
6,73
*
*
6.041
4.221.064
*
*
Ukraina
1.500
1.129.925
200,00
190,84
-2,91
130,06
5.650
3.319.545
-35,72
16,54
UAE
1.465
1.077.760
-2,33
7,49
0,00
0,00
6.467
3.832.786
691,55
1.375,00
Đài Loan
641
456.701
-18,14
14,31
-77,60
-58,37
16.872
8.491.983
71,08
129,14
Italia
623
418.560
398,40
440,08
*
*
1.994
1.269.158
*
*
Pháp
482
459.470
*
*
*
*
3.368
2.182.271
*
*
Phần lan
350
181.219
*
*
*
*
599
468.531
*
*
Arập Xêút
300
238.512
*
*
*
*
300
238.512
*
*
Slôvennhia
300
231.000
*
*
*
*
2.784
1.428.288
*
*
ấn độ
250
128.500
*
*
*
*
1.752
820.860
*
*
Nhật Bản
250
151.250
*
*
*
*
11.047
4.289.371
-83,07
-77,31
Hồng kông
243
13.830
*
*
32,07
-76,75
1.994
1.270.593
20,56
159,36
Thổ nhĩ kỳ
240
188.880
*
*
*
*
700
464.880
*
*
TT khác
17.892
10.697.298
-75,34
-56,84
Nguồn: Tổng cục Hải quan

Về doanh ngiệp: Trong tháng 7, số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gạo của nước ta tiếp tục được duy trì khá ổn định. Số lượng doanh nghiệp có kim ngạch đạt từ 1 triệu USD trở lên có 19 doanh nghiệp. Dẫn đầu thị trường về doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất cao nhất là Tổng Cty Lương thực Miền Nam đạt 237,74 triệu USD. Đứng thứ 2 về doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu cao là Tổng Cty Lương thực miền bắc đạt 104,73 triệu USD; Ngoài ra, một số doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu cao là Cty Du lịch - Thương mại Kiên Giang; Cty Lương thực Long An; Cty Cổ phần Gentraco...

Top doanh nghiệp xuất khẩu gạo tháng 7 năm 2008

Doanh nghiệp
Lượng
(Tấn)
Trị giá (USD)
Doanh nghiệp
Lượng
(Tấn)
Trị giá (USD)
Tổng Cty L­ương thực Miền Nam (Cơ quan Văn phòng)
252.91
237.740.170
Cty TNHH Tân Thạnh An
3.500
2.804.000
Tổng Cty L­ương thực miền bắc
114.200
104.737.630
Cty TNHH Hồng Trang
4.350
2.531.800
Cty Du lịch - Th­ương mại Kiên Giang
16.175
10.772.700
Cty CP L­ương Thực Bình Định
3.925
2.455.000
Cty TNHH XNK Kiên Giang
13.450
9.266.550
Cty TNHH Trung An
3.000
2.403.500
Cty L­ương thực Long An
9.620
6.257.800
Cty CP KD Nông sản Kiên Giang
2.600
1.794.000
Cty Cổ phần Gentraco
7.693
5.575.804
Cty Cổ phần Vật t­ư Kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ
2.500
1.700.000
Cty Nông sản Thực phẩm XK Cần Thơ
5.750
4.218.300
HTX Thành Lợi
2.700
1.622.000
Cty Cổ phần XNK An Giang
5.262
3.826.426
CN Tcty Th­ương mại Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh (Hapro)
2.075
1.518.250
Cty Cổ phần Hiệp Thanh
5.258
3.617.450
Cty Cổ phần Vật tư­ và Giống gia súc
2.500
1.512.300
Cty XNK Nông sản Thực phẩm tỉnh An Giang
5.000
3.250.000
Cty TNHH Thịnh Phát
2.750
1.463.000
Cty Cổ phần Phú Hư­ng
5.000
3.250.000
Cty Cổ phần Nông lâm sản Kiên Giang
1.865
1.460.650
Cty Lư­ơng thực Tiền Giang
3.749
3.078.366
Cty Cổ phần XNK Nam Hà nội
1.500
1.125.000
Chi nhánh Cty Cổ phần XNK và Hợp tác Đầu t­ư Vilexim
4.790
2.908.595


Nguồn: Tin thương mại
Báo cáo phân tích thị trường