Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Tháng 10/2008, xuất khẩu cao su tiếp tục giảm
08 | 12 | 2008
Theo số liệu thống kê sơ bộ, tháng 10/2008 xuất khẩu cao su Việt Nam tiếp tục giảm 2,78% về lượng và giảm 23,98% về trị giá so với tháng trước, đạt khoảng 70 ngàn tấn với trị giá trên 152 triệu USD. Đáng chú ý, trong tháng này xuất khẩu cao su SVR 10 tăng mạnh, tăng tới 86,45% về lượng và tăng 29,13% về trị giá so với tháng 9/2008, đạt trên 25 ngàn tấn với trị giá 47,35 triệu USD. Chủng loại cao su này được xuất chủ yếu sang thị trường Đài Loan đạt 19,3 ngàn tấn với giá xuất khẩu trung bình đạt 1.781 USD/tấn; tiếp đến là Trung Quốc đạt 3,3 ngàn tấn, giá xuất khẩu trung bình đạt 2.217 USD/tấn, tăng 469 USD so với giá xuất khẩu trung bình tháng trước song vẫn tăng 13,11% so với giá xuất khẩu trung bình tháng 10/2007.
I. Thị trường châu á

Giá cao su thiên nhiên trên thị trường châu á tuần qua nhìn chung không ổn định, giá giảm tại Nhật Bản và Trung Quốc nhưng lại tăng tại Malaysia, Indonesia và Thái Lan.

Giá cao su tại Nhật Bản giảm trở lại, cuối tuần giá cao su RSS3 giao tháng 11/2008 giao dịch ở mức 167,3 JPY/kg, giảm 10% so với tuần trước. Giá cao su RSS3 giao tháng 11/2008 tại thị trường Thượng Hải (Trung Quốc) cũng giảm nhẹ, giảm 80 NDT/tấn so với tuần trước và giảm 15% so với giá giao dịch tháng trước, xuống còn 14.320 NDT/tấn (2.098 USD/tấn).

Ngược lại, giá giao dịch tại thị trường Thái Lan, Malaysia và Indonesia tiếp tục tăng do 3 nước sản xuất cao su lớn nhất thế giới này cắt giảm sản lượng. Cuối tuần, giá cao su RSS 3 giao tháng 11/2008 tại thị trường Thái Lan giao dịch ở mức 189 UScent/kg, tăng 1,61%; giá cao su SIR 20 của Indonesia giao cùng thời điểm cũng tăng 5,1%, đạt mức 195,5 UScent/kg; cao su SMR 20 giao tháng 11/2008 tại Malaysia tăng 0,24%, so với giá giao dịch tuần trước, đạt mức 185,95 UScent/kg.

Diễn biến giá cao su RSS3 của Thái Lan từ năm 2006 đến nay (ĐVT: UScent/kg)

II. Tháng 10/2008, xuất khẩu cao su tiếp tục giảm.

Theo số liệu thống kê sơ bộ, tháng 10/2008 xuất khẩu cao su Việt Nam tiếp tục giảm 2,78% về lượng và giảm 23,98% về trị giá so với tháng trước, đạt khoảng 70 ngàn tấn với trị giá trên 152 triệu USD.

Đáng chú ý, trong tháng này xuất khẩu cao su SVR 10 tăng mạnh, tăng tới 86,45% về lượng và tăng 29,13% về trị giá so với tháng 9/2008, đạt trên 25 ngàn tấn với trị giá 47,35 triệu USD. Chủng loại cao su này được xuất chủ yếu sang thị trường Đài Loan đạt 19,3 ngàn tấn với giá xuất khẩu trung bình đạt 1.781 USD/tấn; tiếp đến là Trung Quốc đạt 3,3 ngàn tấn, giá xuất khẩu trung bình đạt 2.217 USD/tấn, tăng 469 USD so với giá xuất khẩu trung bình tháng trước song vẫn tăng 13,11% so với giá xuất khẩu trung bình tháng 10/2007.

Xuất khẩu mủ cao su Latex cũng tăng 9,57% về lượng nhưng lại giảm 1,47% về trị giá so với tháng 9/2008, đạt 7,6 ngàn tấn với trị giá 12,8 triệu USD. Giá xuất khẩu trung bình đạt 1.685 USD/tấn, giảm 189 USD/tấn so với giá xuất khẩu tháng trước. Trong đó, giá xuất khẩu sang thị trường Mỹ giảm 275 USD/tấn, xuống còn 1.605 USD/tấn; Hàn Quốc giảm 263 USD/tấn, xuống còn 1.592 USD/tấn; giá xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 1.664 USD/tấn, giảm 151 USD/tấn so với giá xuất khẩu trung bình tháng trước.

Mặc dù, lượng cao su SVR CV 60 xuất khẩu trong tháng 10/2008 tăng 56,16% so với tháng trước nhưng so với cùng kỳ năm 2007 lại giảm 63,52%, đạt trên 1 ngàn tấn với trị giá 3,31 triệu USD. Giá xuất khẩu trung bình đạt 2.966 USD/tấn, giảm 176 USD/tấn so với giá xuất khẩu tháng trước.

Trong khi đó, xuất khẩu một số chủng loại cao su khác lại giảm so với tháng trước như cao su khối SVR 3L giảm 11,35% về lượng và giảm 27,25% về trị giá, đạt 28,8 ngàn tấn, trị giá 69,54 triệu USD. Giá xuất khẩu trung bình cũng giảm khá cao, giảm 527 USD/tấn, xuống còn 2.414 USD/tấn. Trong đó, giá xuất sang thị trường Trung Quốc giảm 600 USD/tấn, xuống còn 2.295 USD/tấn; Malaysia giảm 332 USD/tấn, xuống còn 2.767 USD/tấn; Thổ Nhĩ Kỳ giảm 484 USD/tấn, xuống còn 2.467 USD/tấn…

Cơ cấu mặt hàng cao su xuất khẩu tháng 10/2008

Chủng loại
Tháng 10/2008
So với T9/08
So T10/07
Lượng (tấn)
Trị giá (USD)
% lượng
% trị giá
% lượng
% trị giá
SVR 3L
28.814
69.545.087
-11,35
-27,25
-17,03
-5,75
SVR 10
25.134
47.355.968
86,45
29,13
130,76
118,47
Latex
7.598
12.801.517
9,57
-1,47
-13,32
11,28
RSS 3
2.625
6.661.157
-22,29
-34,33
86,97
127,98
SVR CV 60
1.090
3.212.784
56,16
51,04
-63,52
-49,61
CSR L
1.006
2.662.639
-61,17
-65,70
-23,32
-8,22
SVR L
716
2.080.954
-41,31
-20,58
Cao su hỗn hợp
709
2.011.935
-34,09
-38,09
-73,36
-63,95
RSS
637
1.601.531
-31,80
-40,49
-39,74
-27,34
STR 20
403
805.594
4,95
-23,05
CSR 10
249
656.652
-40,00
-41,41
-86,09
-82,26
SVR 5
227
622.759
-73,60
-74,51
-83,60
-78,35
TSNR L
215
514.096
-4,87
-21,62
SVR 20
126
307.392
-84,33
-85,36
-91,55
-89,51
TSNR10
90
234.700
-70,39
-71,15
RSS 1
86
245.752
-39,86
-41,49
TSNR 5
30
47.221
-72,97
-86,21
III. Thông tin thêm

- Đông Nam á giảm diện tích cây cao su

Thái Lan, Indonesia và Malaysia, ba nước sản xuất cao su lớn nhất thế giới, đã thống nhất cắt giảm sản lượng 210.000 tấn trong năm tới bằng cách đốn bớt cây nhằm vực dậy giá cao su đã xuống đến mức thấp nhất trong 3 năm qua.

Chủ tịch Hiệp hội cao su Thái Lan, Luckchai Kittipol, đã đề nghị các giải pháp đối phó với tình hình cao su mất giá như chặt bỏ cây, giảm lượng cao su thu hoạch ở mỗi cây và bắt đầu khai thác trễ hơn một năm đối với những cây mới. Với kế hoạch này, sẽ có khoảng 169.000 héc ta cao su già nua bị chặt bỏ, lần lượt là 64.000 héc ta ở Thái Lan, 55.000 héc ta ở Indonesia và 50.000 héc ta ở Malaysia.

Thái Lan, Malaysia và Indonesia hiện cung cấp đến 70% sản lượng cao su thế giới, nhưng mức giá trung bình đã giảm còn 1,72 đô la Mỹ/kg so với mức giá 2 đô la Mỹ/kg của năm ngoái. Giá cao su giảm mạnh trong thời gian qua là do nhu cầu sử dụng mủ để sản xuất vỏ xe sụt giảm.

Mới đây, hãng sản xuất xe hơi Mazda của Nhật đã cắt giảm 5,1% con số dự đoán doanh số trong năm tài chính kết thúc vào ngày 31-3, chỉ còn khoảng 1,40 triệu chiếc do khủng hoảng tín dụng và suy thoái kinh tế khiến người tiêu dùng giảm chi tiêu.

Thái Lan, nước xuất khẩu cao su lớn nhất thế giới, dự định giảm xuất khẩu 5,5% trong năm 2009. Ông Luckchai Kittipol cho biết nước này có thể xuất khẩu 2,6 triệu tấn trong năm tới, giảm 150.000 tấn so với năm nay.

Sản lượng cao su của ba nước này trong năm 2008 ước khoảng 7 triệu tấn, trong đó Thái Lan sản xuất khoảng 3 triệu tấn.

- Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su thiên nhiên thế giới.

Theo thống kê, sản lượng cao su thiên nhiên thế giới trong một năm qua (tính từ tháng 9/2007 đến tháng 9/2008 đạt trên 10 triệu tấn, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản lượng của Thái Lan, nước có sản lượng lớn nhất, giảm nhẹ, giảm 0,9%, xuống còn 3,07 triệu tấn. Cùng với đó, sản lượng của Malaysia cũng giảm tới 3,6%, xuống còn 1,17 triệu tấn. Trong khi đó, sản lượng của Indonesia, Việt Nam, đặc biệt của Trung Quốc và ấn Độ tăng khá mạnh, tăng lần lượt 10% và 20,5%.

Trong khi đó, tiêu thụ cao su có xu hướng tăng chậm lại, đạt 10,05 triệu tấn, tăng 3,8%. Trong đó, tiêu thụ của Trung Quốc là 2,921 triệu tấn, tăng 8,3%; ấn Độ là 0,9 triệu tấn, tăng 1,3%. Nhưng tiêu thụ của Mỹ, Nhật Bản, Đức lại giảm đáng kể.

Ước lượng sản lượng và tiêu thụ cao su thiên nhiên từ tháng 9/2007-9/2008
N­ước sản xuất
Ngàn tấn
N­ước tiêu thụ
Ngàn tấn
Thái Lan
3074 (-0,9%)
Trung Quốc
2921 (+8,3%)
Indonesia
2700 (+5,5%)
Hoa Kỳ
968 (-0,9%)
Malaysia
1172 (-3,6%)
ấn Độ
901 (+1,3%)
ấn Độ
918 (+20,5%)
Nhật
819 (-4%)
Trung Quốc
630 (+10%)
Hàn Quốc
380 (+0,8%)
Việt Nam
640 (+6,5%)
Đức
293 (-2,8%)
Thế giới
10.043 (+4,1%)
Thế giới
10.054 (+3,8%)

- Các nhà xuất khẩu cao su châu á đàm phán lại hợp đồng với Trung Quốc

Các nhà xuất khẩu cao su châu á đang đàm phán lại các hợp đồng bán cao su với các khách hàng Trung Quốc, do việc giá cao su trên đà giảm đã khiến cho nhiều khách mua phải bỏ hợp đồng, với tổng khối lượng lên tới 80.000 tấn cao su. Một số nhà xuất khẩu muốn thương lượng giảm giá.

Giám đốc điều hành Hiệp hội Cao su Inđônêxia, Suharto Honggokusumo, cho hay các khách hàng Trung Quốc đã không thể thanh toán khoảng 60.000-80.000 tấn cao su đã ký mua của các nước trồng cao su chủ chốt ở châu á và đề nghị giảm giá. Một số công ty thương mại và công ty sử dụng cao su đang đàm phán để sắp xếp lại lịch vận chuyển và điều chỉnh giá cả.

Giá cao su hồi tháng 7/08 đã tăng lên mức cao nhất trong 56 năm qua, do giá dầu thô tăng cao kỷ lục, nhưng hiện đã giảm mạnh, do nhu cầu cao su giảm đáng kể trong bối cảnh kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại và doanh số bán ô tô giảm sút tại Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và châu Âu. Hiện giá cao su RSS3 của Thái Lan dao động quanh mức 1,85 USD/kg, giảm 40% so với mức cao điểm hồi tháng 7/08. Giá cao su SIR20 của Inđônêxia -loại dùng để sản xuất lốp- giao tháng 12/08 cuối tuần qua ở mức 79 xu Mỹ/lb (1,74 USD/kg), FOB Palembang ở Nam Sumatra.

Giới giao dịch cho hay các nhà xuất khẩu ở Thái Lan, Inđônêxia và Malaixia - hiện chiếm khoảng 70% sản lượng toàn cầu- đã bị ảnh hưởng không nhỏ bởi việc các khách hàng Trung Quốc bỏ hợp đồng. Giới giao dịch cho hay các nhà nhập khẩu cao su của Trung Quốc -nước tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới - có thể cũng không thanh toán với các nhà xuất khẩu cao su Việt Nam và Campuchia.

Thái Lan, Inđônêxia và Malaixia cuối tuần qua đã nhất trí giảm 215.000 tấn sản lượng cao su, nhưng giới giao dịch cho rằng biện pháp này có thể chưa đủ để đẩy thị trường lên, bởi thị trường cao su đang bị ảnh hưởng bởi nhu cầu giảm và nỗi lo kinh tế toàn cầu suy thoái.

- Xuất khẩu cao su của Indonexia năm 2008 sẽ chỉ tăng 4%

Xuất khẩu cao su của Indonexia năm 2008 dự kiến tăng 4% so với mức 2,4 triệu tấn năm ngoái, thấp hơn so với mục tiêu tăng 7%. Nhu cầu cao su trên thị trường thế giới gần đây giảm mạnh do khủng hoảng tài chính có nguy cơ gây ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Mỹ – thị trường xuất khẩu lớn nhất, chiếm đến 26,7%, tiếp đến là Nhật Bản và Trung Quốc. Xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ không cao hơn nhiều so với mức 350.000 tấn năm ngoái.



Nguồn: tinthuongmai.vn
Báo cáo phân tích thị trường