Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Nghị định xuất khẩu gạo tác động tới doanh nghiệp
24 | 12 | 2009
Theo thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên, hiện nay trên thị trường gạo Việt Nam đã và đang xảy ra tình trạng tranh mua tranh bán, nhiều thương gia, doanh nghiệp không có kho dự trữ, không có cơ sở chế biến.

Khi thấy giá gạo trên thị trường dễ kiếm lời thì nhảy vào tham gia và nhanh chóng rút khỏi khi gía gạo trở lại biên độ bình thường.

 

Hoạt động của nhiều doanh nghiệp đã làm cho thị trường biến động ngoài tầm kiểm soát và đẩy giá lên cao, ảnh hưởng đến quyền lợi của nhiều thành phần kinh tế. Sau quá trình soạn thảo, Bộ đã lấy ý kiến của nhiều thành phần kinh tế, nhiều địa phương và nhiều doanh nghiệp hiệp hội, đa số các ý kiến gần đây nhất tại cuộc hội ở Tp.Hồ Chí Minh, là thương nhân tham gia xuất khẩu gạo cần đáp ứng một số điều kiện nhất định như phải có cơ sở xay xát, chế biến với công suất tương ứng để đảm bảo được khả năng tham gia thị trường một cách có hiệu quả.


Bộ có đưa ra điều kiện nếu doanh nghiệp không có cơ sở thì có thể đi thuê kho hoặc thuê cơ sở chế biến. Thực ra, khi các nhà nhập khẩu tìm kiếm một hợp đồng có giá trị lớn, họ phải tìm hiểu năng lực không chỉ năng lực tài chính mà kể cả năng lực hàng hoá của doanh nghiệp.


Nói như vậy không có nghĩa là loại bỏ hoàn toàn các doanh nghiệp không có kho tàng, cơ sở chế biến ngay lập tức. Vì thế, hiện nay Bộ đnag tính toán bao nhiêu doanh nghiệp sẽ tác động sau khi Nghị định này ra đời. Bộ sẽ cố gắng đảm bảo hạn chế thấp nhất tác động tiêu cực từ việc chuyển đổi cơ chế điều hành kinh doanh gạo.


Những điều kiện cần có để doanh nghiệp được tham các hợp đồng tập trung của Chính phủ và các cuộc đấu thầu gạo được tổ chức trên thế giới.


Thị trường xuất khẩu gạo được chia theo 2 dạng: hợp đồng thương mại và các hợp đồng tập trung. Các hợp đồng tập trung là các hợp đồng có những cam kết lớn nhất của Chính phủ Việt Nam và chính phủ của các nước nhập khẩu gạo. Tại thị trường gạo tập trung Chính phủ giao cho các bộ, ngành và Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) điều hành theo các quy định đã được công bố trong thời gian vừa qua. Ví dụ như là cơ chế tham gia điều hành thị trường gạo tập trung và phân bổ các hợp đồng tập trung do VFA đã cong bố. Các cơ chế này đã được tổ quy hoạch xuất khẩu gạo tham gia và cho ý kiến để công bố thực hiện. Bộ Công Thương đã yêu cầu VFA công khai tất cả các thông tin liên quan đến vấn đề tham gia đấu thầu, cũng như việc tổ chức thực hiện các hợp đồng tập trung khi chúng ta thắng thầu, thông tin này mọi người có thể tham khảo trên trang web của VFA.

Có một yếu tố cần lưu ý, từ năm 2011 các doanh nghiệp nước ngoài cũng được tham gia hoạt độngkinh doanh, xuất khẩu gạo của Việt Nam. Điều kiện tham gia đang được xây dựng trong Nghị định kinh doanh xuất khẩu gạo, trong đó Bộ sẽ điều tiết tất cả các hoạt động liên quan đến các vấn đề đăng ký hợp đồng thương mại, quy định giá sàn, các vấn đề hiện nay là đang thực hiện theo NĐ 12 với dạng 1,2 điều trong vòng 1,2 trang chúng ta sẽ được thể chế hoá dưới dạng là NĐ của Chính phủ về việc kinh doanh xuất khẩu lúa gạo.



Theo InfoTV
Báo cáo phân tích thị trường