Thái Lan, nhà xuất khẩu đường lớn thứ hai thế giới, có thể tăng kim ngạch xuất khẩu khoảng 5%, lên mức 7,5 triệu tấn trong năm tới do nước này tăng cường sản xuất. Ấn Độ, nước sản xuất đường lớn thứ 2 thế giới cũng vừa phê chuẩn kim ngạch xuất khẩu đường tăng thêm 500 ngàn tấn.
Áp lực bán từ Ấn Độ, Thái Lan và gần đây là Philippines, đã bù đắp sự suy giảm nguồn cung và làm dịu căng thẳng cung – cầu trên thị trường thế giới.
Giá đường giao tháng 10 trên thị trường New York giảm 0,24 cent, tương đương 0,9%, đóng cửa ở mức 27,84 cents/pound trong phiên giao dịch ngày 12/8. Tại thị trường Luân Đôn, giá đường tinh luyện giảm 6,2 USD, tương đương 0,8%, xuống mức 743,5 USD/tấn.
Giá đường tại thị trường New York đã tăng 1,1% trong phiên giao dịch tuần qua, và tổng cộng tăng 47% so với cùng kỳ năm 2010, chủ yếu do lo ngại nguồn cung đường suy giảm tại khu vực sản xuất chính của Brazil.
Sản xuất mía đường tại khu vực Trung Nam Brazil, khu vực sản xuất chính của nước này ước đạt 510,2 triệu tấn trong năm 2011, giảm 4,4% so với ước tính thực hiện hồi tháng 7, đạt 533,5 triệu tấn, của Unica.
Thậm chí nếu ước tính của Unica không giảm so với ước tính trước đó thì cung – cầu mía đường vẫn căng thẳng do nhu cầu sản xuất đường và ethanol của Brazil đều tăng.
Giá cà phê giảm nhẹ
Giá cà phê Arabica giao tháng 12 trên thị trường New York giảm 0,2 cent, tương đương 0,1%, đóng cửa ở mức 2,4385 USD/pound. Trên thị trường Luân Đôn, giá cà phê Robusta giao tháng 11 tăng 2,7%, lên mức 2.280 USD/tấn.
Giá cacao giao tháng 12 tăng 21 USD, tương đương 0,7%, lên mức 2.907 USD/tấn trên thị trường New York. Theo khảo sát của Bloomberg, thặng dư cung – cầu trên thị trường cacao sẽ đạt 362.250 tấn trong niên vụ kết thúc vào 30/9.
Kim Dung AGROINFO
Theo Bloomberg