Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Sản lượng cao su tự nhiên Malaysia tăng
18 | 08 | 2011
Trong tháng 6/2011, sản lượng cao su tự nhiên của Malaysia tăng so với cùng kỳ năm ngoái và so với tháng 5/2011.

Sản lượng cao su tự nhiên Malaysia tháng 6 đạt 84.208 tấn, tăng 17,5% so với tháng 5 và 19% so với cùng kỳ năm 2010.

Khu vực sản xuất nhỏ đóng góp nhiều nhất vào sự tăng trưởng trên. Tại Malaysia, khu vực sản xuất tư nhân nhỏ chiếm khoảng 94,6%, còn lại là sở hữu nhà nước. Kedah là bang sản xuất cao su lớn của nước này (chiếm 26,1%), theo sau là Negeri Sembilan (24,8%) và Pahang (14,4%).

Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu lại giảm. Tổng kim ngạch xuất khẩu trong tháng 6 đạt 68.591 tấn, giảm 12.577 tấn so với tháng 5 và giảm 3,5% so với cùng kỳ năm 2010.

SMR vẫn là loại cao su chiếm tỷ trọng xuất khẩu cao nhất, đạt 64.876 tấn (94,6%), trong đó SMR 20 chiếm 39,4%.

Trung Quốc là thị trường nhập khẩu cao su chính của Malaysia (26,4%), theo sau là Đức (14,5%), Iran (5,6%), Mỹ (5,3%), Thổ Nhĩ Kỳ (3%), Anh (2,9%), Brazil (2,8%) và Pháp (2,8%).

Malaysia đã nhập khẩu 45.954 tấn cao su tự nhiên trong tháng 6, tăng nhẹ 154 tấn so với tháng trước đó. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm ngoái, kim ngạch nhập khẩu giảm 7,5%. Gần một nửa kim ngạch nhập khẩu cao su tự nhiên (khoảng 49,8%) là mủ cô đặc, đạt 22.875 tấn.

Nhà cung cấp chính cao su tự nhiên của Malaysia là Thái Lan (30.448 tấn, tương đương 66,3%), theo sau là Việt Nam (10,2%), Philippines (10,1%), Myanmar (2,6%) và Indonesia (1,7%).

Tiêu dùng cao su tự nhiên nội địa trong tháng 6 của Malaysia cũng giảm 1.783 tấn, tương đương 5,5%, xuống mức 30.874 tấn và so với cùng kỳ năm 2010, tiêu dùng nội địa giảm 5.088 tấn, tương đương 14,1%.

Ba ngành tiêu dùng cao su tự nhiên lớn nhất của Malaysia là ngành sản xuất găng tay cao su (67,8%), sợi cao su (9,3%) và lốp xe, ống cao su (8,5%).

Giá trung bình cao su tự nhiên trong tháng 6 cũng thấp hơn tháng 5, nhưng cao hơn so với cùng kỳ năm 2010. So với tháng 5, giá trung bình mủ cô đặc giảm 2,1%, giá SMR 20 tăng 1,4%. So với cùng kỳ năm 2010, giá cả mủ cao su cô đặc và SMR 20 đều tăng mạnh, lần lượt 30,1% và 45,2%.

Kim Dung AGROINFO

Theo Tire Business


Báo cáo phân tích thị trường