Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Nhân loại sẽ không bị đói khi trái đất nóng lên
23 | 08 | 2011
Theo Michael J. Roberts, giáo sư kinh tế và nguồn lực thuộc đại học Bắc Carolina, trong suốt phần còn lại của mùa hè và mùa thu năm nay, giá hàng hóa nông sản sẽ tiếp tục biến động mạnh.

Dự trữ ở mức thấp, nhu cầu thế giới tăng nhanh đẩy giá lên sát mức kỷ lục trong đầu năm; tuy vậy, giá cao đã thúc đẩy nông dân Mỹ tăng cường sản xuất và sản lượng nông sản tại nước này có thể cũng lên sát mức kỷ lục.

Thời tiết chịu ảnh hưởng trực tiếp đến giá nông sản. Nếu nắng nóng liên tục và mùa vụ bị ảnh hưởng, giá sẽ leo cao lên mức kỷ lục. Nếu thời tiết trở lại điều kiện thuận lợi cho mùa vụ, giá sẽ lập tức tụt dốc do mùa vụ bội thu làm đầy các kho dự trữ.

Các nhà phân tích không thể biết liệu đợt nắng nóng và hạn hán hiện tại có phải là do con người gây ra biến đổn khí hậu hay không, nhưng có thể dự đoán một cách khá chắc chắn rằng những đợt nắng nóng như vậy ngày càng dày đặc và khắc nghiệt hơn. Và nông nghiệp là ngành chịu ảnh hướng trực tiếp bởi sự nóng lên toàn cầu.

Cùng với tốc độ tăng trưởng dân số nhanh chóng và tỷ trọng nông sản sử dụng để sản xuất nhiên liệu sinh học ngày càng tăng. Đến nay, khoảng 40% sản lượng ngô của Mỹ được dùng để sản xuất ethanol. Biến đổi khí hậu, làm giá hàng hóa nông sản tăng gấp hai hoặc ba lần, có thể đẩy những người nghèo nhất đến bờ vực của sự sống và hàng trăm triệu người, sử dụng phần lớn thu nhập để mua các loại thực phẩm cơ bản, vào cảnh thiếu ăn, bệnh tật và suy dinh dưỡng.

Giá nông sản tăng cao

Những người dân tại các nước giàu ít bị ấn tượng bởi sự tăng giá các loại nông sản như ngô, đậu tương, gạo và lúa mỳ. Bốn loại ngũ cốc này chiếm khoảng 75% lượng calories từ thực phẩm trên thế giới. Nhưng đối với người dân các nước giàu, những loại ngũ cốc này chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong thu nhập. Những loại ngũ cốc này chủ yếu được dùng trong hoạt động chế biến và bán lẻ. Do chiếm tỷ trọng không đáng kể trong cơ cấu thu nhập của người dân các nước phát triển, sự biến động giá thực phẩm không gây áp lực lên các nước này đẩy mạnh nông nghiệp theo hướng thích nghi với sự nóng lên toàn cầu.

Trước khi đi sâu vào tìm hiểu cách thị trường vận hành, chúng ta cần tìm hiều những ảnh hưởng tiềm tàng của sự nóng lên toàn cầu. Cho tới gần đây, những nhà nghiên cứu nông nghiệp đều ngạc liên về ảnh hưởng tích cực của sự nóng lên toàn cầu. Trong báo cáo gần đây nhất vào năm 2007, Hội đồng quốc tế về Biến đổi khí hậu kết luận rằng: “Trên toàn cầu, sản lượng thực phẩm tiềm năng được dự đoán tăng khi nhiệt độ trung bình tại khu vực trồng tăng trong khoảng 1 – 3 độ C”.

Mặc dù các chuyên gia trồng trọt cho rằng nhìn chung, hiện tượng nóng lên gây hại cho mùa màng ở hầu hết các vùng sản xuất và khí hậu ôn hoà , ngay tại Mỹ, hiệu ứng tiêu cực được dự đoán nhiều hơn là những hiệu ứng tích cực đối với cây trồng, do nồng độ CO2 tập trung trong không ký. Ngoài ra, các chuyên gia trồng trọt cũng cho rằng bằng cách kéo dài các mùa trồng trọt tại các khu vực khí hậu lạnh, hiện tượng nóng lên có thể mở ra hàng hoạt các khu vực trồng trọt mới.

Một nghiên cứu gần đây lại phản bác lại ý kiến trên. Theo ông Stephen Long, một nhà khoa học trồng trọt vừa xuất bản một ấn phẩm, đưa ra bằng chứng cho thấy phân bón hoá carbon dioxide – từng được kỳ vọng sẽ thúc đẩy năng suất, có thể mang lại ảnh hưởng thấp hơn kỳ vọng. Từ năm 2007, một loạt các bằng chứng được tìm thấy về những hiệu ứng tiêu cực do nhiệt độ tăng đối với mùa vụ, tồi tệ hơn so với những gì các nhà khoa học giả định.

Năng suất giảm

Một báo cáo xuất bản bởi David Lobell, thuộc đại học Stanford, và Wolfram Schlenker, thuộc đại học Colombia, ước tính rằng biến đổi khí hậu có thẻ gây ra mức sụt giảm sản lượng ngô và lúa mỳ khoảng 4 – 5% toàn cầu. Thậm chí, sự sụt giảm này có thể xảy ran gay cả khi khu vực Bắc Mỹ thoát khỏi náng nóng trong suốt những tháng ngũ cốc tăng trưởng mạnh. Nếu mọi việc diễn ra theo dự đoán của IPCC, một nghiên cứu liên quan đến mối quan hệ giữ năng suất và thời tiết, chỉ ra rằng năng suất của Mỹ sẽ giảm 20 – 30% đến năm 2035 so với mức mức năng suất có thể có nếu hiện tượng nóng lên toàn cầu không xảy ra. Đến năm 2085, mức năng suất còn có thể giảm đến 85%.

Những người cung cấp giống cây và nhà khoa học về gen có thể giúp giảm thiểu hiệu ứng trên nhờ phát triển các giống cây thích ứng tốt hơn với khí hậu nóng. Nhưng đây là một nhiệm vụ đầy thách thức. Mặc dù năng suất ngô và đậu tương hiện nay đã cao hơn đáng kể so với mức năng suất trong 50 năm trước; đồng thời, các loại ngũ cốc này cũng thích nghi tốt hơn với thời tiết nóng.

Trong những năm gần đây, đầu tư cho nghiên cứu nông nghiệp, một nguồn quan trọng để tăng năng suất, đã giảm. Điều này đặc biệt đáng buồn khi xem xét mức tỷ suất lợi nhuận hàng năm do hoạt động này mang lại ước khoảng 45 – 50%, mức tỷ suất lợi nhuận mà bất cứ nhà quản lý quỹ đầu cơ nào cũng mơ ước.

Hiện việc đầu tư nghiên cứu các giống cây trồng thích nghi với thời tiết nóng chủ yếu dựa vào các công ty tư nhân như Monsanto Co.và Pioneer Hi-Bred. Các nhà nghiên cứu cũng đang nỗ lực tìm ra các giống có thể thích nghi tốt hơn với các hạn hán và sâu hại. Tuy vậy, phải mất một thời gian dài thì những cải tiến mới có thể bù đắp những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Các lực lượng thị trường

Nếu các cải tiến kỹ thuật không thể bù đắp hoàn toàn những ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu, các lực lượng thị trường cần đóng góp để giúp hàng hoá nông sản thích nghi với điều kiện mới.

Tuy nhiên, vấn đề là giá hàng hoá nông sản hết sức nhạy cảm với thông tin về sản lượng. Lịch sử chỉ ra rằng ngay cả khi có một sự thay đổi nhỏ, ngắn hạn, giá nông sản cũng có thể tăng vọt hoặc tụt dốc. Cho đến nay, bất cứ thông tin gì về thời tiết hoặc tiến độ mùa vụ mà USDA tung ra đều ảnh hưởng đến giá ngô, lúa mì và đậu tương. Sự biến động giá mạnh đặc biệt diễn ra trên phạm vi toàn cầu và thông tin về tình hình dự trữ thường gây ra những cơn shock ngắn hạn cho thị trường nông sản thế giới. Mặc dù biến động thất thường, nhưng thực tế là nhu cầu tiêu dùng thực phẩm thay đổi rất ít. Trong kinh tế, thuật ngữ này là hàng hoá có cầu hầu như không co giãn theo giá.

Một bài học khác mà lịch sử chỉ dạy là hiện tượng giá tăng và giảm thường có khuynh hướng diễn ra dai dẳng. Bất cứ biến động giá nào diễn ra trong năm nay thì tỷ lệ diễn biến này lặp lại trong năm tới lên đến 80% và trong năm tiếp theo là 65%. Đặc tính giá tăng và giảm dai dẳng cho thấy nguồn cung nông sản, cũng giống như cầu, hầu như không co giãn. Nếu cung có thể co giãn hơn theo giá, nếu nông dân toàn cầu có thể trồng vụ mới nhanh hơn để bù đắp cho sự suy giảm sản lượng của vụ trước, thì biến động giá sẽ giảm và thay đổi nhanh hơn.

Việc cung – cầu nông sản không co giãn theo giá cho thấy việc thích nghi với biến đổi khí hậu sẽ diễn ra chậm chạp và khó khăn. Tuy vậy, điều này không có nghĩa là nhân loại từ bỏ ý định thích nghi hoặc không có khả năng sản xuất đủ lương thực cho toàn cầu. Tuy vậy, người giàu sẽ không thích nghi bằng cách tiêu dùng ít đi các loại thực phẩm tiêu tốn nhiều nguồn lực như thịt và các sản phẩm bơ sữa (chủ yếu dùng các loại động vật được nuôi bằng ngô và đậu tương) bởi họ có thể dễ dàng trang trải cho khoản chi phí thực phẩm này. Và nếu những người giàu không bớt tiêu thụ các nguồn lực, điều này sẽ dẫn đến giá thực phẩm có thể tăng cao đến nỗi những người dân thành thị và không có đất không thể trang trải chi phí thực phẩm.

Thích nghi với sự nóng lên toàn cầu

 Nếu sự thịnh vượng toàn cầu không quá phân tán và phức tạp thì nhân loại có thể dễ dàng thích nghi với biến đổi khí hậu. Nhân loại có thể tiêu thụ ít thịt hơn, xây dựng các nhà kính trong không gian hoặc sản xuất thực phẩm công nghiệp trên quy mô lớn hơn quy mô có thể tưởng tượng trước đây. Hoặc nếu tất cả mọi người đều tự trồng vườn và nuôi gà.

Đáng tiếc là, trên thực tế, biến đổi khí hậu có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng cho rất nhiều người trên thế giới. Theo Martin Weitzman, nhà kinh tế học tại Harvard, chỉ có một khả năng nhỏ là sự nóng lên toàn cầu sẽ gây nên hậu quả xẩu, đủ để các chính phủ chịu chi một khoản lớn trong GDP để hạn chế tình trạng này. Việc giảm thiểu khí thải có thể chỉ chiếm khoảng 1 – 2% GDP nhưng thực tế là nhân loại đang chi rất ít cho việc này.

Chúng ta nên làm gì?

Bên cạnh việc thúc đẩy không ngừng nghỉ một thoả thuận mang tính quốc tế về áp giá thải khí nhà kính, một số biện pháp khác có thể áp dụng, với chi phí tương đối thấp để tăng cường khả năng thích nghi và hạn chế tăng giá nông sản.

Đầu tiên, cần khôi phục hoạt động đầu tư cho khoa học nông nghiệp. Đặc biệt là đầu tư nghiên cứu cơ bản, hoạt động mà các công ty tư nhân ít đảm nhận. Một số khoản đầu tư cso thể hướng đến phát triển các loại cây trồng có khả năng thích nghi tốt hơn với hiện tượng nóng lên.

Thứ hai, cần phải thuyết phục các quốc gia cải cách quá trình phê duyệt các loại cây trồng biến đổi gen.

Thứ ba, điều rõ ràng là các chính sách phát triển hiệu quả có thể tăng lên, nhất là chính sách hướng đến biến đổi khí hậu. Các quốc gia giàu và nghèo có cách tiếp cận khác nhau với vấn đề giá thực phẩm tăng cao. Những khu vực gặp nhiều thách thức nhất với vấn đề thực phẩm thuộc về châu Phi; trong khi đó, thế giới vẫn có nhiều đất chưa được sử dụng hợp lý.

Ngay cả khi nông nghiệp có thể giải quyết các thách thức của biến đổi khí hậu và nắng nóng, cũng như thời tiết biến đổi thất thường, giá nông sản sẽ tiếp tục biến động mạnh. Mặc dù vậy sự biến động giá nông sản có thể đảo ngược, với điều kiện thị trường phải phân bổ các nguồn lực hiệu quả. Với những chính sách ban bố đúng đắn và đúng thời điểm, biến động giá nông sản, mặc dù vẫn không thể dự báo, có thể sẽ không chịu ảnh hưởng mạnh bởi thời tiết như hiện nay.

Kim Dung AGROINFO

Theo Bloomberg


Báo cáo phân tích thị trường