Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Nhu cầu tôm tại các thị trường lớn vẫn mạnh
01 | 09 | 2011
Tính đến giữa tháng 6, sản lượng tôm tại các nước châu Á đều thấp hơn mức sản lượng trong cùng kỳ năm 2011. Tại Thái Lan, nhà cung cấp tôm hàng đầu thế giới, vụ cao điểm hàng năm thường rơi vào tháng 7.

Nguồn cung tôm toàn cầu giảm trong nửa đầu năm 2011

Tại Thái Lan, vụ thu hoạch cao điểm hàng năm thường rơi vào tháng 7. Năm nay, vụ thu hoạch bị muộn 2 tháng so với thường lệ do lũ lụt đã gây thiệt hại khoảng 50 – 60 ngàn tấn tôm nuôi tại nước này. Tại Thái Lan, sản lượng tôm năm 2011 dự đoán giảm khoảng 10 – 15%, có thể đẩy giá tăng cao 40%. Do sự kiện bất thường này, nông dân Thái Lan đã thay đổi cơ chế thực hiện hợp đồng. Cơ chế hợp đồng giao nguyên liệu thô hiện tại là nông dân Thái Lan sẽ nhận được thanh toán tiền mặt theo giá giao ngay khi thực hiện hợp đồng. Trong khi đó, những nhà đóng gói nước này chỉ nhận được đơn hàng với thời hạn giao hàng tối đa là 3 tháng để giảm thiểu rủi ro. Tình hình cung tôm tại Thái Lan bắt đầu có dấu hiệu cải thiện từ giữa tháng 6.

So với 2 năm trước, triển vọng ngành tôm Indonesia hiện đã cải thiện khá nhiều.

Tại Việt Nam, hoạt động nuôi tôm chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh lan rộng. Diện tích nuôi tôm khoảng 53 ngàn ha tại 7 tỉnh khu vực ĐBSCL đã phải hứng chịu tình cảnh tôm chết hàng loạt. Tôm đạt khoảng 20 – 30 ngày tuổi chết hàng loạt, khiến 98% vụ tôm mất trắng. Diện tích thiệt hại tại các tính là 20 ngàn ha tại Sóc Trăng, 8.600 ha tại Bạc Liêu và 6.600 ha tại Trà Vinh. Do thiếu nguyên liệu thô, các nhà máy chế biến tại khu vực này chỉ vận hành khoảng 50 – 60% tổng công suất. Giá tôm bán tại cổng trại được đẩy lên mức cao, khoảng 210.000 – 240.000 VND/kg. Tình trạng này kéo dài đến tận tháng 8.

Trong khi đó, diễn biến mùa vụ tại Ấn Độ lại trái ngược. Sản lượng tôm thẻ chân trắng tăng cao kỷ lục trong vụ thu hoạch tháng 6 – 7. Để tiếp nhận lượng tôm cao kỷ lục này, các nhà máy chế biến phải vận hành ở 150 – 200% công suất. Nhu cầu của thị trường Mỹ với tôm Ấn Độ vẫn mạnh và giá duy trì ở mức cao. Nông dân Ấn Độ cũng có thể sản xuất tôm thẻ chân trắng cỡ lớn, cỡ tôm thẻ ít nhà cung cấp chào bán. Do nông dân tăng cường sản xuất tôm thẻ nên sản lượng tôm sú giảm tại Ấn Độ. Năm 2010, sản lượng tôm của Ấn Độ đạt 150 ngàn tấn, so với mức 105 ngàn tấn năm 2009. Khu vực Kolkata của Ấn Độ tiếp tục là khu vực sản xuất tôm sú chính và khu vực phía Nam Ấn Độ đang chuyển dần sang sản xuất tôm thẻ.

Tình trạng thiếu nguyên liệu duy trì giá cao trên thị trường quốc tế

Thông thường, giá tôm thường giảm trên thị trường quốc tế khi nguồn cung từ các nhà cung cấp lớn tăng lên vào khoảng tháng 5-6 hàng năm. Tuy nhiên, khuynh hướng này đã không diễn ra trong năm nay.

Những nhà đóng gói đều chào giá cao hơn, cả tôm thẻ và tôm sú, trong tháng 6-7 do nguồn cung tôm nguyên liệu thiếu hụt nghiêm trọng tại các nước sản xuất lớn. Thông tin về vụ tôm thất bát tại Việt Nam đã gây áp lực lên giá trên thị trường quốc tế. Giá tôm sú bỏ đầu chào bán từ Indonesia đạt mức giá 15,3 – 15,7 USD/kg cho tôm nguyên vỏ cỡ 16/20 cho thị trường Nhật Bản. Giá chào bán từ Ấn Độ cũng duy trì ở mức cao. Hiện mức giá tôm nguyên vỏ từ khu vực ĐBSCL không rõ khuynh hướng. Khu vực này là nhà cung cấp chính tôm cho Nhật Bản nhưng hiện các nhà máy đều phải vận hành 40 – 50% công suất. Việt Nam phải tăng cường nhập khẩu tôm để đáp ứng đơn hàng. Giá tôm thẻ từ Thái Lan cũng đang giảm dần khi tình hình nguồn cung được cải thiện.

Thị trường tôm Nhật Bản ổn định nhưng giảm nhập khẩu trong năm 2011

Trên thị trường Nhật Bản, tiêu dùng tôm tại hộ gia đình trong nửa đầu năm 2011 giảm gần 11% so với cùng kỳ năm 2010. Sự suy giảm này chủ yếu là do thảm hoạ động đất – sóng thần hồi đầu tháng 3. Người tiêu dùng Nhật Bản tiếp tục giảm tiêu dùng trong quý 2 do chịu những hiệu ứng của thảm hoạ, lo ngại về ảnh hưởng của hạt nhân và tình trạng thiếu điện trên cả nước.

Nhu cầu bắt đầu cải thiện, dù chỉ tạm thời, vào cuối tháng 6 khi người lao động nước này nhận được khoản thưởng giữa năm. Lượng tồn kho tất cả các loại tôm trên toàn chuỗi cung ứng của thị trường Nhật Bản đều đang ở mức thấp, đã giữ cho giá thị trường ổn định trong suốt nửa đầu năm 2011.

Tổng kim ngạch nhập khẩu tôm trong quý 1/2011 tăng 6,4% so với cùng kỳ năm 2010, cho thấy bất chấp thảm họ, nhu cầu tôm của thị trường vẫn mạnh. Thị trường tiếp tục tập trung nhập khẩu mảng sản phẩm giá trị gia tăng, chiếm đến 6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu 60.840 tấn trong quý 1/2011. Kim ngạch nhập khẩu tôm thô chỉ tăng 2,87% so với mức tăng trưởng 6,4% của các sản phẩm giá trị gia tăng. Thái Lan vẫn là nhà cung cáp chính các sản phẩm tôm chế biến. Kim ngạch nhập khẩu tôm sushi (với cơm) tăng gấp đôi trong quý 1, chủ yếu là từ Trung Quốc.

Tuy nhiên, những người bán vẫn hoài nghi về những thay đổi thực sự trong nửa cuối năm 2011 mặc dù kim ngạch nhập khẩu đã bắt đầu tăng ổn định từ tháng 5 để tăng dự trữ cho mùa kinh doanh tháng 7 – 8.

Thị trường Đông Nam Á tăng tiêu dùng

Những thị trường Đông Á khác, ngoài Nhật Bản, đều có nhu cầu mạnh với mặt hàng tôm tươi và đông lạnh trong quý 1/2011. Dịp lễ năm mới vào tháng 2 đã thúc đẩy tiêu dùng tôm tại các thị trường Hàn Quốc, Trung Quốc, HongKong và Singapore. Tiêu dùng tại một số nước sản xuất lớn như Malaysia, Việt Nam và Thái Lan cũng tăng mạnh trong dịp lễ năm mới, đẩy giá bán lẻ tăng 15 – 20%. Khuynh hướng tăng giá sẽ tiếp tục do nguồn cung giảm tại các nước sản xuất chính.

Tăng trưởng tiêu dùng tại Trung Quốc có thể đạt mức cao nhất trong khu vực. Kim ngạch nhập khẩu tôm của Hàn Quốc trong quý 1/2011 cao hơn kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc gần 14 ngàn tấn, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2010. Nhà cung cấp chính cho Hàn Quốc là Trung Quốc và Việt Nam.

Trong quý 1/2011, kim ngạch xuất khẩu tôm tươi và đông lạnh của Trung Quốc tăng 25% so với cùng kỳ năm 2010.

Những dấu hiệu tích cực trên thị trường Mỹ

Giá tôm tiếp tục duy trì ở mức cao là một tín hiệu cho thấy khuynh hướng tích cực trên thị trường. Nhu cầu tôm cho kỳ nghỉ hè có thể tăng cao do người dân tăng chi tiêu và ăn uống tại các nhà hàng, khu vực ăn uống.

Nguồn cung tôm từ các nhà cung cấp châu Ấu đều giảm sút và sản lượng tăng tại khu vực Mỹ Latin không đủ đề bủ đắp sự sụt giảm này. Tuy nhiên, đồng USD yếu đi và nguồn cung suy giảm từ các nước châu Á đã đặt những nhà nhập khẩu vào vị thế khó khăn khi bị giảm tính cạnh tranh so với sức mạnh đàm phán mạnh của những người mua tại châu Âu và châu Á.

Trong quý 1/2011, kim ngạch nhập khẩu tôm của Mỹ đạt 115,2 ngàn tấn, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2010. Kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh về giá trị, đạt 1.009,4 triệu USD, tang 31,3%. Kim ngạch tăng mạnh về giá trị chủ yếu là do giá tăng cao kỷ lục. Điều thú đị là, bất chấp sự tăng giá mạnh mẽ, kim ngạch nhập khẩu về lượng không giảm mà còn tăng nhẹ. Điều này cho thấy những tín hiệu tích cực của kinh tế Mỹ và niêm tin người tiêu dùng. Giá nhập khẩu trung bình trong quý 1/2011 đạt 8.762,2 USD/tấn, tăng từ mức 6.932,4 USD/tấn trong cùng kỳ năm 2010, tương đương mức tăng trưởng 26,4%.

Sự tăng giá nhập khẩu trung bình chủ yếu là do các nhà nhập khẩu chuyển từ nhập khẩu tôm cỡ nhỏ sang tôm cỡ trung bình có giá cao hơn và kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm tôm có giá trị gia tăng cũng tăng lên (chủ yếu là tôm đông lạnh bóc vỏ). Kim ngạch nhập khẩu tôm bóc vỏ đông lạnh tăng hơn 100 triệu USD so với cùng kỳ năm 2010 và kim ngạch nhập khẩu tôm bỏ đầu nguyên vỏ cũng tăng lên.

Thái Lan tiếp tục duy trì vị thế là nhà cung cấp tôm lớn nhất cho thị trường Mỹ. Tổng kim ngạch xuất khẩu tôm của Thái Lan sang Mỹ đạt 39,1 ngàn tấn nhưng thị phần lại giảm từ 35,3% xuống 33,9% do kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan sang Mỹ giữ ổn định, trong khi đó kim ngạch xuất khẩu của các nhà cung cấp khác lại tăng lên. Trong quý 1/2011, kim ngạch xuất khẩu tôm của Ecuador, nhà cung cấp thứ 2 của Mỹ, đạt 14,8 ngàn tấn, tăng gần 400 tấn so với cùng kỳ năm 2010 nhưng thị phần giảm từ 13,3% xuống 13,2%. Kim ngạch nhập khẩu tôm của Mỹ từ Indonesia đạt 16,7 ngàn tấn, thị phần tăng từ mức 13,2% lên 14,5%. Kim ngạch nhập khẩu tôm từ Việt Nam, Malaysia, Bangladesh và Peru tăng lần lượt 23,8%, 22,9%, 58,3% và 30%. Nhà cung cấp có tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ ấn tượng nhất là Ấn Độ. Trong quý 1/2011, kim ngạch xuất khẩu tôm Ấn Độ sang Mỹ đạt 7,3 ngàn tấn, thị phần tăng từ 3,2% lên 6,3%.

Theo một số nhà quan sát, khuynh hướng này sẽ tiếp tục khi mùa vụ thu hoạch cao điểm bắt đầu. Kim ngạch nhập khẩu từ Mexico và Trung Quốc giảm lần lượt 48,8% và 16,5%. Xuất khẩu từ Mexico giảm xuất phát từ lệnh cấm do các nhà chức trách Mỹ đặt ra về tôm đánh bắt sử dụng TEDs và sự suy yếu của đồng USD. Nguồn cung tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng, bắt đầu tăng từ giữa tháng 6 nhờ nguồn cung bổ sung từ Ấn Độ và Thái Lan, do đó giá có thể điều chỉnh trong vài tháng nữa.

Thương mại tôm bóc vỏ đông lạnh và tôm cỡ trung sôi động

Về lượng nhập khẩu trên thị trường Mỹ, kim ngạch nhập khẩu tôm bỏ đầu nguyên vỏ cỡ 51/60 giảm mạnh. Kim ngạch nhập khẩu tôm cỡ trên 70 giảm gần 30% do giá trung bình tăng đến 34,6%. Ngược lại, kim ngạch nhập khẩu tôm nguyên vỏ bỏ đầu cỡ 15/20, 21/25, 26/30 và 31/40 tăng lần lượt 11%, 18,6%, 20,3% và 18,6%. Kim ngạch nhập khẩu các cỡ tôm khác giữ ổn định. Kim ngạch nhập khẩu tôm bóc vỏ đôgn lạnh tăng 14,4% và các loại tôm đông lạnh khác tăng 74,3%.

Giá nhập khẩu tăng ở tất cả các mặt hàng tôm. Tôm nguyên vỏ bỏ đàu đông lạnh tăng trung bình 33,1%. Sự tăng giá này chủ yếu là do tôm cỡ trung bình và cỡ to tăng giá. Tôm cỡ 15/20 và 21/25 tăng cao hơn mức trung bình, lần lượt đạt 37% và 38%.

Nguồn cung tôm Mỹ nội địa

Từ tháng 1 – 4, lượng tôm Mỹ nội địa đạt 5.666 tấn, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2010. Nguồn tôm từ Florida và Alabama giảm lần lượt 15,4% và 49,6%. Trong khi đó, nguồn tôm từ Mississippi, Louisiana và Texas tăng mạnh, lần lượt đạt  39,9%, 38,7% và 18,8%. Bất chấp nguồn cung tăng mạnh, giá tiếp tục tăng, chủ yếu là do sự suy yếu của đồng USD, giá dầu cao và nhu cầu mạnh trong dịp nghỉ hè. Tuy nhiên, theo một số ý kiến, mức giá cao kỷ lục (chủ yếu là ở các sản phẩm tôm cỡ lớn) sẽ bắt đầu chịu áp lực giảm giá do nhu cầu tăng chậm lại.

Châu Âu: Nhu cầu vẫn cao bất chấp khủng hoảng tài chính

Nhu cầu tôm trên thị trường EU đã đẩy kim ngạch nhập khẩu tăng trưởng mạnh trong năm nay, bất chấp tình trạng khủng hoảng tài chính tại một số quốc gia thành viên. Đồng Euro mạnh lên so với USD trogn những tháng gần đây là yếu tố tích cực thúc đẩy người tiêu dùng EU tăng chi tiêu. Các sản phẩm tôm từ châu Á và Mỹ Latin đều được hưởng lợi từ yếu tố trên.

Trong quý 1/2011, kim ngạch nhập khẩu tôm đông lạnh của EU từ các nước ngoài EU tăng 19,1% về lượng và 42,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2010. Tổng lượng nhập khẩu đạt 103.972 tấn, trị giá 515,5 triệu EUR, tương đương 736 triệu USD.

Ecuador tiếp tục là nhà cung cấp tôm lớn nhất cho thị trường EU. Kim ngạch xuất khẩu tôm của EU tăng 35,9% về lượng, theo sau là Ấn Độ (11,5%), Greenland (34,7%), Trung Quốc (31%), Bangladesh (+38.6%), Việt Nam (+39.6%) và Argentina (+78.5%). Sự tăng giá trị mạnh các mặt hàng tôm nhập khẩu cho thấy giá tôm trên thị trường quốc tế hiện duy trì ở mức cao. Đến cuối tháng 6, tôm vẫn giữ giá cao chủ yếu do nguồn cung thiếu hụt từ các nước châu Á và nhu cầu mạnh tại các thị trường lớn.

Kim ngạch nhập khẩu tôm của các thị trường lớn thuộc EU, trừ Pháp và Đan Mạch, đều chịu ảnh hưởng mạnh của cuộc khủng hoảng tài chính hiện tại. Tuy vậy, kim ngạch nhập khẩu tôm của Tây Ban Nha vẫn ở mức cao, tăng 44% so với quý 1/2010. Kim ngạch nhập khẩu tôm đông lạnh tăng 43%, tôm chế biến tăng gần gấp đôi về lượng. Trung Quốc và Argentina là hai nhà cung cấp hàng đầu cho thị trường Tây Ban Nha, với mức tăng trưởng 52% và 105% so với quý 1/2010. Kim ngạch xuất khẩu tôm của Ecuador và Thái Lan sang Tây Ban Nha cũng tăng mạnh.

Thị trường Anh cũng tăng trưởng mạnh nhập khẩu. Kim ngạch nhập khẩu tôm đông lạnh tăng 19%, kim ngạch nhập khẩu tôm chế biến tăng cao hơn. Kim ngạch nhập khẩu tôm của Đức và Ý cũng lần lượt tăng 6,7% và 8%. Trong những tháng đầu năm 2011, Việt Nam vượt qua Thái Lan, tăng gấp đôi kim ngạch xuất khẩu, trở thành nhà cung cấp lớn nhất cho thị trường Anh.

Trên thị trường Ý, Ecuador tiếp tục duy trì vị thế nhà cung cấp hàng đầu nhưng kim ngạch giảm 2%. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu tôm từ Ấn Độ và Argentina tăng mạnh, lần lượt đạt 38,5% và 27,3%.

Kim ngạch nhập khẩu tôm của Pháp và Đan Mạch giảm nhẹ về lượng nhưng tăng mạnh về giá trị.

Do nguồn cung tôm của Canada sụt giảm nên kim ngạch nhập khẩu tôm của Đan Mạch cũng giảm trong năm nay và nguồn cung tôm tăng từ Greenland không bù đắp được sự thiếu hụt từ Canada.

Nga – thị trường đầy tiềm năng

Nga hiện đang thu hút rất nhiều sự chú ý của các nhà xuất khẩu tôm châu Á. Mặc dù vẫn tồn tại một số vấn đề về thanh toán nhưng các nhà cung cấp châu Á vẫn đang hướng đến thị trường đầy tiềm năng này. Những sản phẩm được ưa chuộng nhất tại Nga là tôm sú thô, tôm bóc vỏ, tôm IQF với mức mạ băng 7%. Giá cung cấp cho thị trường Nga cũng tăng lên và hoạt động thanh toán được cải thiện nhờ những điều khoản thanh toán hợp lý.

Trong quý 1/2011, kim ngạch nhập khẩu tôm của Nga đạt 18.447 tấn, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2011. Canada là nhà cung cấp tôm lớn nhất cho thị trường Nga, với thị phần chiếm 34%. Nhà cung cấp lớn thứ hai là Trung Quốc. Kim ngạch nhập khẩu tôm của Nga từ Trung Quốc và Việt Nam lần lượt tăng 79% và 63%. Nhu cầu với các sản phẩm tôm nuôi vùng nhiệt đới của Nga vẫn đang tăng nhanh chóng, với tốc độ hiện ở mức 20%, so với mức 5% trong năm 2005.

Triển vọng

Đối với các nhà cung cấp châu Á, xét đến tình hình cung hiện nay, giá tôm sú có thể duy trì ở mức cao. Trong khi đó, giá tôm thẻ chân trắng có thể ổn định trở lại khi nguồn cung từ Ấn Độ và Thái Lan tăng lên. Mức dự trữ thấp tại Nhật Bản sẽ giúp giữ nhịp độ nhập khẩu tôm của thị trường này. Tiêu dùng tôm dự báo sẽ tăng lên trong suốt kỳ nghỉ hè tháng 7-8. Phân khúc thị trường sản phẩm có giá trị gia tăng tiếp tục tăng trưởng tốt, đặc biệt là ở khu vực bán lẻ. Từ khi thảm hoạ ảnh hưởng đến Nhật Bản, các hộ gia đình tránh chế biến các sản phẩm thuỷ sản thô và nhu cầu với các sản phẩm chế biến hoặc ăn liền tăng lên.

Trên thị trường Mỹ, nhu cầu sẽ tăng ổn định bất chấp giá cao. Ngược lại, nguồn cung nhập khẩu sẽ khó đáp ứng được nhu cầu, nhất là tại châu Á, nơi đang phải hứng chịu tình hình dịch bệnh lan rộng tại một số nước sản xuất lớn như Thái Lan và Việt Nam. Ấn Độ trở thành nhà cung cấp quan trọng nhờ công nghệ sản xuất hiện đại được áp dụng và nguồn cung nguyên liệu thô tại các nước đối thủ thiếu hụt. Nguồn cung từ các nước Mỹ Latin không đủ để bù đắp sự thiếu hụt tôm từ châu Á do các nhà cung cấp Mỹ Latin chỉ tập trung vào thị trường châu Âu và Brazil. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng tình trạng thiếu hụt tôm không thực sự trầm trọng nhưng tình trạng này luôn đặt áp lực lên giá, giúp duy trì giá ở mức cao khi nhu cầu vẫn mạnh.

Kim Dung AGROINFO

Theo Globefish


Báo cáo phân tích thị trường