Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Tin vắn thị trường gạo ngày 14/10
15 | 10 | 2011
Một nhà giao dịch gạo Philippines trốn thuế. Việt Nam hướng đến thị trường châu Phi. Nigeria có thể nâng thuế nhập khẩu gạo. Một dân tộc thiểu số tại Indonesia học hỏi kinh nghiệp canh tác lúa của Hàn Quốc

Một nhà giao dịch gạo Philippines bị cáo buộc trốn thuế

Cơ quan kinh tế nội địa Philippines (Bureau of Internal Revenue-BIR) đã cáo buộc một nhà giao dịch và kế toán trốn thuế. BIR đưa ra cáo buộc với Gerardo Teves về việc không khai báo nhập khẩu gạo trị giá khoảng 5 triệu USD trong năm 2009. Teves bị phát hiện đã nhập 16 lô hàng gạo trong giai đoạn tháng 5 – 7/2009. Tổng số thuế mà nhà giao dịch này đã không nộp lên đến gần 2 triệu USD. Kế toán của nhà giao dịch này là Emelino Maestro, cũng đã không nộp thuế thu nhập trong năm 2007.

Nigeria đổ lỗi cho các nhà xay xát về hoạt động sản xuất gạo đình trệ

Bộ trưởng Nông nghiệp Nigeria đã cáo buộc các nhà xay xát gạo tại nước này về việc trì hoãn chế biến để tăng cường sản lượng gạo của Nigeria. Ông cho biết các nhà xay xát chỉ quan tâm đến việc nhập khẩu loại gạo thô để đánh bóng, thay vì tập trung vào tăng sản xuất gạo nội địa. Bộ trưởng đưa ra cảnh cáo rằng chính phủ có thể sẽ tăng thuế nhập khẩu gạo thô, sử dụng số tiền thu được để cấp vốn cho canh tác lúa tại các địa phương. Ông cũng chỉ ra Philippines là một ví dụ về việc nỗ lực tự cung cấp đủ gạo đáp ứng nhu cầu. Theo vị bộ trưởng này, ước tính Nigeria sẽ tiết kiệm được khoảng gần 1 tỷ USD hàng năm, chi cho nhập khẩu gạo, và tạo ra 1,2 triệu việc làm nếu thúc đẩy sản xuất lúa.

Việt Nam nỗ lực tăng cường sản xuất lúa để đạt mục tiêu chiến lược năm 2020

Việt Nam xác định lúa gạo là một hàng hóa nông sản chủ chốt theo chiến lược nông nghiệp đến năm 2020 và đặt mục tiêu tăng sản lượng lên 41 triệu tấn lúa, từ mức 40,6 triệu tấn hiện nay.

Các nhà chức trách Việt Nam cho biết châu Á đang nổi lên là một khu vực kinh tế mới của châu Á và nông nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong thành công và những thách thức của khu vực này. Trong bối cảnh khoảng cách thu nhập giữa khu vực nông thôn và đô thị, biến đổi khi hậu làm tăng rủi ro với mùa vụ và an ninh lương thực, nghiên cứu mới về kinh tế và những cải cách trong chiến lược nông nghiệp hiện là những điều không thể tránh được, đặc biệt là tại Việt Nam.

Gạo Ấn Độ sẽ thay thế gạo Thái Lan, bị thiệt hại do lũ lụt?

Lũ lụt tồi tệ nhất trong nửa thập kỷ qua tại Thái Lan có ảnh hưởng lớn đến nguồn cung gạo toàn cầu tại nước sản xuất – xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới này. Nước sông dâng cao đang làm cản trợ hoạt động vận chuyển hàng hóa; trong khi tàu tại các cảng lại không thể bố hàng lên tàu do mưa lớn. Theo những nhà giao dịch địa phương, ít nhất 300 ngàn tấn gạo sẽ bị trì hoãn bốc hàng, đẩy những người mua phải tìm đến những nguồn hàng thay thế từ Ấn Độ và Pakistan. Hơn nữa, mưa không ngớt cũng ảnh hưởng đến rất nhiều các nhà xay xát gạo và hiện một lượng lúa lớn đang ở ngoài trời hoặc chỉ được bảo quản sơ sài tại các lán. Những diễn biến này dẫn đến giảm ước tính sản lượng gạo Thái Lan giảm 4 triệu tấn, xuống mức khoảng 21 triệu tấn gạo. Mặt khác, tình trạng khó khăn của ngành gạo Thái Lan lại tạo thuận lợi cho các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ. Thiếu nguồn cung gạo từ các nhà cung cấp lớn và giá gạo trên thị trường thế giới đẩy những người mua thế giới tìm kiếm nguồn gọa giá rẻ hơn từ Ấn Độ.

Các dân tộc thiểu số tại Indonesia học hỏi kinh nghiệm canh tác từ Hàn Quốc

Bộ lạc Cia Cia của thành phố Bau-Bau tại đảo Buton, nằm ở miền Đông Nam Indonesia, đã bắt đầu học bảng chữ cái Hàn Quốc Hangul cho hệ thống chữ viết chính thống vào năm 2009. Các sinh viên của bộ lạc này học tiếng bản địa bằng Hangul và một số chọn tiếng Hàn làm ngôn ngữ thứ hai.

Cơ quan phát triển nông thôn Hàn Quốc vừa chuyển một bộ sách nghiên cứu về kỹ thuật canh tác lúa gạo đến bộ lạc này. Bộ lạc Cia Cia gieo lúa hai năm một lần nhưng sản lượng gạo chỉ bằng 70% của Hàn Quốc do thiếu các kỹ thuật canh tác hiện đại. Bộ sách nghiên cứu giúp những người dân địa phương áp dụng các kỹ thuật hiện đại để thúc đẩy sản xuất.

Việt Nam bắt đầu xúc tiến giao thương gạo với Senegal & Sierra Leone

Một phái đoàn từ Bộ Công thương sẽ nghiên cứu khai thác các cơ hội xuất khẩu gạo và các hàng hóa khác sang Senegal và Sierra Leone. Phái đoàn sẽ ký biên bản hợp tác về xuất khẩu thương mại sang Senegal, đồng thời tìm cơ hội giúp những doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng trực tiếp với các đối tác Senegal để xuất khẩu gạo, mở kho trữ gạo tại Senegal và hiểu biết tốt hơn về hệ thống phân phổi của hai nước. Giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Senegal ước tính đạt 178 triệu USD trong năm 2011, đưa đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam tại châu Phi, sau Nam Phi. Sierra Leone cũng là thị trường tiềm năng và kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này đạt 28,8 triệu USD trong năm 2011.

Kim Dung AGROINFO

Theo Oryza


Báo cáo phân tích thị trường