Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Tuyển Chuyên gia: Điều phối viên địa phương -Hỗ trợ hoạt động xây dựng chi hội người sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk/Lâm Đồng
06 | 12 | 2012
Tây Nguyên là cánh đồng cà phê lớn nhất của Việt Nam, nơi đây có khoảng 580,000 hộ gia đình đang trồng cà phê với 2,6 triệu người. 90% trong số họ là những người sản xuất nhỏ lẻ (diện tích đất canh tác chưa đến 1 héc ta). Mặc dù là quốc gia có sản lượng cà phê lớn trên thế giới, nhưng tình hình tổ chức của ngành cà phê của Việt Nam còn chưa theo kịp trình độ phát triển của sản xuất, đặc biệt là ở cấp tổ chức nông dân.
HOẠT ĐỘNG: “ĐỔI MỚI TỔ CHỨC NGÀNH CÀ PHÊ VIỆT NAM”
thuộc
“Chương trình Cà phê bền vững Việt Nam”
Cơ quan chủ quản: Viện chính sách và Chiến lược PTNNNT
Cơ quan tổ chức nhóm điều phối, thực hiện hoạt động: Trung tâm Thông tin PTNNNT
 
 
ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU
(Đề xuất RFF: VIE.RFF.03.2012.01 “Hỗ trợ thành lập Chi hội nông dân tại các tỉnh - giai đoạn 1”)
Chức danh công việc: Điều phối viên địa phương -Hỗ trợ hoạt động xây dựng chi hội người sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk/Lâm Đồng
 
1.      Đặt vấn đề:
Tây Nguyên là cánh đồng cà phê lớn nhất của Việt Nam, nơi đây có khoảng 580,000 hộ gia đình đang trồng cà phê với 2,6 triệu người. 90% trong số họ là những người sản xuất nhỏ lẻ (diện tích đất canh tác chưa đến 1 héc ta). Mặc dù là quốc gia có sản lượng cà phê lớn trên thế giới, nhưng tình hình tổ chức của ngành cà phê của Việt Nam còn chưa theo kịp trình độ phát triển của sản xuất, đặc biệt là ở cấp tổ chức nông dân.
Thứ nhất, sản xuất của nông dân còn rất manh mún trên diện rộng, tình trạng này gây ra nhiều thiệt hại như chất lượng cà phê kém, không áp dụng được công nghệ chế biến tiên tiến, sức cạnh tranh của người trồng cà phê rất thấp. Bản thân người nông dân rất dễ tổn thương trước những thay đổi của thị trường và phải gánh chịu nhiều rủi ro. Chính vì vậy, thu nhập của họ rất nhỏ so với chi phí sản xuất lớn. Thứ hai, hầu hết các hộ nông dân sản xuất rời rạc, không có liên kết với nhau, vàvới các tác nhân khác như thương lái, doanh nghiệp. Điều này đã tạo nên những sự không tin tưởng, cạnh tranh khóc liệt, lạm dụng và lãng phí nguồn lực tự nhiên trong ngành. Thứ ba, chưa có người đại diện cho tiếng nói của người nông dân trong quá trình ra quyết định và thực hiện các chính sách. Chính vì vậy chất lượng chính sách của ngành cà phê từ trước đến giờ khá nghèo nàn, người nông dân không phải là đối tượng hưởng lợi cuối cùng. Thứ tư, người nông dân thường làm việc theo thói quen chứ không có chiến lược kế hoạch, vì thế mà diện tích trồng cà phê thường thu hẹp mở rộng rất thất thường, biến động theo giá cà phê.
Hoạt động  “Hỗ trợ thành lập các Chi hội nông dân tại các tỉnh” với mục tiêu cụ thể là:
(i)     Củng cố các tổ chức nông dân ở hai tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng thông qua việc thành lập chi hội nông dân cà phê dựa trên các tổ nhóm nông dân, hợp tác xã và nông dân trồng cà phê hiện nay.
(ii)   Bảo vệ quyền lợi, tăng cường sự tham gia, tiếng nói của người trồng cà phê trong quá trình hoạch định và thực hiện chính sách thông qua đại diện trong Ban điều phối ngành hàng cà phê Việt Nam
(iii)Hỗ trợ xây dựng các tổ chức nông dân, tăng cường cung cấp dịch vụ (thị trường, kỹ thuật, tài chính, bảo hiểm, tiếp cận kho tàng, bến bãi...) cho người sản xuất cà phê.
Các chi hội này là đại diện của người nông dân, hoạt động trên cơ sở tự nguyện, hỗ trợ người nông dân trên các hoạt động như: (i) cập nhật thông tin về các dự án phát triển, thông tin thị trường, các chính sách của trung ương và địa phương có liên quan; (ii) cung cấp tài liệu và tập huấn cho nông dân; (iii) kế nối nông dân với thị trường và các cơ hội giao thương; (iv) kết nối nông dân với các dự án phát triển; (iv)  đại diện cho quyền lợi và tiếng nói của người dân trong Ban điều phối ngành hàng cà phê.
Các hoạt động cụ thể bao gồm:
·   Tổ chức họp khởi động ở Lâm Đồng
·   Tổ chức các buổi họp với nông dân ở 2 tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng
·   Tổ chức các chuyến công tác tới 2 tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng
·   Xây dựng đề xuất thành lập các chi hội nông dân tại 2 tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng
·   Trình nộp và phê duyệt thành lập các chi hội nông dân tại 2 tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng
2.      Nhiệm vụ:
Đại diện của chi hội cà phê tỉnh là người thủ lĩnh đứng ra kêu gọi các tổ nhóm, hợp tác xã nông dân nhận thức được lợi ích và vai trò của mình trong ngành cà phê và tham gia vào hoạt động của chi hội nông dân tại tỉnh một cách tích cực.
Người đại diện này có nhiệm vụ cụ thể như sau:
·         Đánh giá lại tình hình các tổ chức cà phê hiện nay tại tỉnh
·         Chuẩn bị kế hoạch thực hiện các hoạt động cụ thể
·    Làm việc với các cơ quan có liên quan dể ra soát các khung pháp lý tại địa phương và vận động cho việc thành lập chi hội
·    Lựa chọn và làm việc với các tổ nhóm nông dân hạt nhân, tìm hiểu nguyện vọng và thuyết phục hộ tham gia vào chi hội
·         Dự thảo đề xuất và quy chế hoạt động của chi hội
·         Giám sát tiến trình của các hoạt động được giao phụ trách tại tỉnh
·         Tham gia vào các cuộc họp hội thảo tham vấn và trình bày (khi có yêu cầu)
3.      Yêu cầu:
·    Có trình độ cử nhân kinh tế, luật kinh tế, nông nghiệp... trở lên.
·    Am hiểu ngành cà phê (canh tác, tổ chức ngành hàng, sản xuất cà phê bền vững, thương mại sản phảm,..), thông thạo địa bàn tỉnh và có mạng lưới quan hệ với các tác nhân trong ngành.
·    Có khả năng làm thủ lĩnh, kêu gọi sự tham gia
·    Có khả năng khai thác, phân tích, tổng hợp và biên tập thông tin.
·    Có khả năng đề xuất ý tưởng và đánh giá vấn đề.
·     Có khả năng làm việc độc lập.
4.      Thời gian thực hiện:
·    Thời gian thực hiện nhiệm vụ này là 5 tháng làm việc.
·    Dự kiến nhiệm vụ sẽ thực hiện từ cuối tháng 12/2012 đến hết tháng 5/2013
5.      Sản phẩm giao nộp:
·         Kế hoạch thực hiện các hoạt động xây dựng chi hội nông dân cà phê tỉnh
·         Bản thảo đề xuất thành lập và quy chế làm việc của chi hội nông dân cà phê tỉnh
·         Đề án và quy chế hoạt động của chi hội nông dân cà phê tỉnh được phê duyệt
·         Kế hoạch hoạt động thời gian đầu (1 năm) của chi hội.


Báo cáo phân tích thị trường