Trong 2 ngày 13 và 14-12 tại TP Huế, hơn 180 đại biểu đến từ các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, các tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế,... đã tham gia hội thảo “Trao đổi giữa các nhà hoạch định chính sách, các cán bộ nghiên cứu và phát triển về nông nghiệp - nông dân - nông thôn” do Trung tâm Phát triển nông thôn miền Trung (CRD) phối hợp với Dự án hợp tác nghiên cứu phát triển nông thôn bền vững ở Việt Nam (RDVIET) tổ chức.
Tại hội thảo, vấn đề được quan tâm là tình hình thu hồi đất nông nghiệp và cách sử dụng đất này. Theo thống kê của Bộ Tài nguyên- Môi trường, trong vòng 7 năm (từ 2001-2007), tổng diện tích đất nông nghiệp chuyển đổi thành phi nông nghiệp ở nước ta lên tới 513.000 ha, trong đó 89% là đất trồng lúa phì nhiêu màu mỡ. Diện tích đất này phần lớn dùng để xây dựng các khu công nghiệp, khu vui chơi giải trí và các khu kết cấu hạ tầng. Đặc biệt, các vùng kinh tế trọng điểm có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi lên đến gần 50% trong tổng số diện tích bị thu hồi cả nước.
Tiến sĩ Cao Vĩnh Hải, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Môi trường Tài nguyên và Giảm nghèo nông thôn (CERPA), cho biết: Nông dân mất đất sản xuất nhưng các khu công nghiệp hóa – đô thị hóa lại bị bỏ hoang, cỏ mọc um tùm. Đơn cử như tại huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên có 17 doanh nghiệp đăng ký đầu tư thì chỉ có 8 dự án hoạt động. Mặt khác, việc thu hồi đất nông nghiệp cũng ảnh hưởng đến an ninh lương thực của các địa phương. Tại xã Đại Đồng (Tiên Du, Bắc Ninh), diện tích đất bị thu hồi chiếm 70,08% đất nông nghiệp của địa phương đã làm cho bình quân lương thực/người giảm từ 449 kg xuống còn 96,4 kg; tại xã Trí Minh – TP Hải Dương, tỉ lệ đất bị thu hồi là 58,25% và bình quân lương thực/người giảm từ 404 kg xuống còn 30 kg”.
Một tình trạng nhức nhối nữa là việc giải tỏa, thu hồi đất nông nghiệp để làm các sân golf, phục vụ nhu cầu giải trí cho một số ít người đã làm cho đời sống nông dân gặp nhiều khó khăn. Theo thống kê của năm 2007, cả nước có gần 200 khu công nghiệp hóa – đô thị hóa, trong đó Chính phủ đã phê duyệt khoảng 170 khu công nghiệp.
Theo GS Nguyễn Lân Dũng, nếu bình quân mỗi tỉnh có 3-4 sân golf thì cả nước sẽ mất đi 30.000 ha đất nông nghiệp. Đấy là chưa kể một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng sẽ làm ô nhiễm các mạch nước ngầm gây ảnh hưởng đến đời sống dân sinh. Cũng theo GS Nguyễn Lân Dũng, hiện tại tình hình đất nông nghiệp ở nước ta có rất nhiều bất cập, không đồng đều. Cụ thể như ở đồng bằng sông Hồng hiện nay có 857.000 ha đất canh tác và thuộc sự quản lý của 2,8 triệu hộ nông dân, bình quân mỗi hộ chỉ có 0,31 ha.
Xuất khẩu cà phê hàng năm của tỉnh đã đạt trên 500 triệu USD, chiếm trên 95% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Hoa Kỳ là quốc gia nhập khẩu trên 1/4 lượng cà phê của Đắk Lắk; tiếp đến là các nước Đức, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Hà Lan. Ở châu Á, Nhật Bản là nước nhập nhiều sản phẩm cà phê của Đắk Lắk, tiếp theo là Trung Quốc, Hàn Quốc. Thị trường Trung Đông, Bắc Phi mới mở nhưng lượng cà phê xuất khẩu có xu hướng gia tăng.
Trong những năm qua, các doanh nghiệp, hộ nông dân trong tỉnh dã từng bước đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm cà phê. Nhiều công ty cà phê đã trang bị các thiết bị máy móc hiện đại và thực hiện chế biến quả cà phê tươi, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Công ty cà phê Buôn Hồ (Tổng công ty Cà phê Việt Nam), Công ty cà phê thắng Lợi (Đắk Lắk) chú ý sản xuất cà phê sạch nên nâng cao chất lượng, tăng giá trị sản phẩm, tăng cao hiệu quả kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp trong tỉnh đã tạo lập thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột và thực hiện chỉ dẫn địa lý vùng sản xuất đối với cà phê Rubosta. Nhờ vậy, sản phẩm cà phê dã tiếp cận được nhiều thị trường quốc tế và tạo điều kiện cho khách hàng hiểu biết nhiều hơn, an tâm hơn khi sử dụng.