Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Hội nghị gạo toàn cầu thúc đẩy gạo thông minh với thời tiết, phát thải carbon thấp
09 | 10 | 2017
Gạo phát thải carbon thấp và thu nhập bền vững cho nông dân trồng lúa tại các nước đang phát triển là trọng tâm các cuộc thảo luận tại Hội thảo và triển lãm Gạo bền vững toàn cầu tổ chức ngày 4/10 vừa qua tại Bangkok. Cuộc họp 2 kéo dài 2 ngày với sự tham gia của 300 tác nhân ngành gạo toàn cầu từ 30 nước để thảo luận về các thách thức ngành gạo toàn cầu đang đối mặt, và đề xuất các cách tiếp cận mang tính hợp tác, đổi mới nhằm tăng cường tính bền vững của ngành gạo.

Các cuộc thảo luận nhằm dẫn đến các khuyến nghị về hợp tác hành động và đầu tư của các chính phủ, khu vực tư nhân và cộng đồng phát triển. Các mối quan hệ đối tác đổi mới sáng tạo rất cần thiết để chuyển đổi ngành gạo toàn cầu theo hướng bền vững, phát thải carbon thấp và đóng góp vào Chương trình và Các mục tiêu phát triển bền vững Liên Hiệp Quốc đến năm 2030.

Phát biểu tại phiên khai mạc hội thảo tại UN Conference Centre Bangkok, Dechen Tsering, giám đốc khu vực và đại diện khu vực châu Á Thái Bình Dương của UN Environment, kêu gọi hành động hợp tác khẩn cấp giữa khu vực công và tư nhân, cũng như các tổ chức nghiên cứu và các nhóm xã hội dân sự. “Gạo là mặt hàng đặc biệt quan trọng đối với an ninh lương thực toàn cầu và phúc lợi của khoảng 800 triệu người sống trong cảnh bần cùng trên thế giới. Tuy nhiên, chúng ta đang phải trả cái giá cao về môi trường trong sản xuất gạo và chúng ta cần một sự chuyển đổi trong ngành gạo toàn cầu nếu muốn vừa đáp ứng nhu cầu toàn cầu trong tương lai và thúc đẩy sinh kế của nông dân theo cách bền vững. Là một sáng kiến nhiều bên với 80 thể chế thành viên, Sustainable Rice Platform, đồng nhóm họp bởi UN Environment và International Rice Research Institute (IRRI), mang lại cho đối tác cơ hội tham gia vào quá trình chuyển đổi này và đóng góp thiết thực vào Các mục tiêu phát triển bền vững của UN”.

Trong một phát biểu khác tại hội thảo, Kundhavi Kadiresan, trợ lý tổng giám đốc và đại diện khu vực châu Á Thái Bình Dương của FAO, lưu ý các phái đoàn rằng, “châu Á đang là và vẫn tiếp tục là vựa gạo của thế giới trong nhiều năm tới. Nhưng một cây trồng quan trọng như vậy cần có sự quan tân liên tục – bởi các nhà cung cấp đầu vào, nông dân, thương nhân và các nhà chức trách cùng các chính sách quản trị sản xuất. UN FAO tìm kiếm hợp tác với các đối tác theo đuổi tính bền vững trong sản xuất lúa gạo, giúp nông dân tăng thu nhập nhưng không dẫn đến tổn hại cho các hệ thống sinh thái và cảnh quan của khu vực trồng lúa”.

Đáp ứng các nhu cầu thực phẩm và dinh dưỡng của toàn thế giới trong tương lai theo cách bền vững đặt ra nhiều thách thức phát triển quan trọng, nhấn mạnh sự khẩn thiết của hành động nhằm thúc đẩy sản xuất trong khi tối thiểu hóa tác động môi trường của các hệ thống sản xuất lúa gạo và tính dễ tổn thương của hoạt động này trước biến đổi khí hậu.

Theo Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI), gạo là cây trồng thâm dụng nước, chiếm 30 – 40% tổng lượng nước thủy lợi toàn cầu; 3.000 – 5.000 lít nước cần để sản xuất 1kg gạo thành phẩm đã đánh bóng. Gạo cũng chiếm xấp xỉ 13% tiêu dùng phân bón nitrogen toàn cầu.

Bên cạnh tính dễ tổn thương cao trước biến đổi khí hậu, sản xuất lúa gạo cũng là hoạt động đóng góp lớn vào diễn biến biến đổi khí hậu.

Theo Liên hiệp chính phủ về biến đổi khí hậu (International Panel on Climate Change – IPPC), các cánh đồng trồng lúa đóng góp xấp xỉ 9% – 11% phát thải nông nghiệp ngoài CO2 trên toàn cầu.

Những vấn đề này nhấn mạnh sự cần thiết của hành động nhằm thúc đẩy sử dụng nguồn lực hiệu quả và giảm phát thải carbon và tác động môi trường của các hệ thống sản xuất lúa gạo. Đảm bảo tính bền vững kinh tế, môi trường và xã hội trong sản xuất nông nghiệp và xuyên suốt các chuỗi giá trị lúa gạo đặt ra các thách thức phát triển quan trọng.

Tổng kết về các thách thức này trong diễn văn khai mạc, ông Matthew Morell, tổng giám đốc IRRI, nhắc các đoàn đại biểu về các nỗ lực của cộng đồng nghiên cứu quốc tế để phát triển các gói giải pháp tổng thể thông minh trước biến đổi khí hậu cho các nông dân sản xuất quy mô nhỏ. “IRRI cùng các đối tác quốc gia và các thể chế hợp tác đã phát triển các công nghệ chứng minh được hiệu quả và các cách tiếp cận nhằm giúp đỡ nông dân quy mô nhỏ tại các nước đang phát triển sản xuất gạo hiệu quả hơn, đáng tin cậy hơn, sử dụng ít nước và hóa chất hơn, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường. Chúng tôi tự hào là đồng sáng lập của  Sustainable Rice Platform để thúc đẩy ứng dụng các gói thực hành sản xuất thông minh trước biến đổi khí hậu tốt nhất cho nông dân tại châu Á.

Sustainable Rice Platform là một khung hợp tac đa bên nhằm thúc đẩy sử dụng nguồn lực hiệu quả và tính bền vững, cả trong sản xuất nông nghiệp và xuyên suốt các chuỗi giá trị. Liên hiệp này hợp tác với hơn 80 đối tác thể chế trong cả khu vực công và khu vực tư nhân, NGOs và cộng đồng nghiên cứu quốc tế để thúc đẩy thực hành sản xuất thông minh trước biến đổi khí hậu trong cộng đồng nông dân sản xuất nhỏ tại các nước đang phát triển. Năm 2015, Tiêu chuẩn canh tác lúa gạo bền vững (Standard for Sustainable Rice Cultivation) lần đầu tiên được ra mắt cùng với bộ chỉ số đánh giá hiệu quả (Performance Indicators) để có thể giám sát quá trình diễn ra và tác động. Sự ra đời của các sản phẩm này đánh dấu những cam kết của hàng loạt đối tác tư nhân để đạt 100% nguồn lực hiệu quả trong các chuỗi cung ứng toàn cầu đến năm 2020. Bản điều chỉnh bộ tiêu chuẩn này gần đây đã bắt đầu với 60 ngày tư vấn công trực tuyến.

Theo World Grain (gappingworld.com)



Báo cáo phân tích thị trường