Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
EU điều tra xuất khẩu gạo Campuchia
03 | 04 | 2018
Ủy ban châu Âu đã có đầy đủ bằng chứng để triển khai một cuộc điều tra xem gạo Campuchia xuất khẩu sang EU có gây ra gánh nặng bất công đối với nông dân trồng lúa gạo châu Âu hay không, có khả năng sẽ xóa bỏ cơ chế cho phép Campuchia xuất khẩu gạo phi thuế vào khối này.

Cuộc điều tra đã bắt đầu từ ngày 16/3 vừa qua theo yêu cầu từ Ý, khi nước này kêu gọi EU triển khai “các biện pháp bảo vệ” – phổ biến nhất là hạn ngạch hoặc thuế nhập khẩu – đối với gạo nhập khẩu từ Campuchia và Myanmar, theo một thông báo điều tra do các nhà chức trách EU ban hành. “Với đầy đủ bằng chứng để bắt đầu, Ủy ban châu Âu sẽ tiến hành một cuộc điều tra theo điều 24 quy định GSP”, thông báo cho biết, tham chiếu đến Cơ chế ưu đãi phổ cập, theo đó hiện trao cho Campuchia quyền xuất khẩu gạo phi thuế vào thị trường EU theo cơ chế Tât cả trừ vũ khí (EBA).

Theo điều 24 của GSP, thuế nhập khẩu có thể được áp dụng trở lại đối với sản phẩm nếu như được kết luận rằng sản phẩm này “được nhập khẩu với lượng và/hoặc giá gây ra, hoặc đe dọa gây ra, khó khăn nghiêm trngj cho các nhà sản xuất EU có các sản phẩm tương tự hoặc các sản phẩm cạnh tranh trực tiếp”. Bất cứ khả năng áp thuế trở lại đối với gạo Campuchia cũng sẽ gây tác động rất lớn tới ngành này. EU chiếm tới 40% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Campuchia trong năm 2017.

Nhóm điều tra của Ủy ban EU đã tổ chức cuộc gặp đầu tiên với các nhà chức trách từ Bộ Nông nghiệp Campuchia, Bộ Thương mại Campuchia, theo thông tin từ ông Hean Vanhan, lãnh đạo ngành trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp Campuchia cho hay. Các đại diện ngành gạo Campuchia bày tỏ lo ngại trước cuọc điều tra này và đặt ra câu hỏi về tính chính danh từ khiếu nại của Ý. “Loại gạo của chúng tôi khác với loại gạo của Ý, nên không thể gây thiệt hại cho các nhà sản xuất gạo của Ý”, ông Hun Lak, phó chủ tịch Liên đoàn gạo Campuchia cho hay. Ông Lak nhấn mạnh cuộc điều tra và phán quyết cuối cùng không nên liên quan đến diễn biến bê bối chính trị gần đây của Campuchia, theo ông Song Saran, CEO của Amru Rice, một nhưng những nhà xuất khẩu gạo lớn nhất của nước này.

Thỏa thuận EBA nói chung phụ thuộc vào một số điều kiện nhát định liên quan đến các quyền chính trị và lao động, các điều khoản cụ thể trong cuộc điều tra này không xét đến các quyền này. “Cuộc điều tra của EU gây ra quan ngại rất lớn, đe dọa đến hàng loạt các nhà xuất khẩu gạo và sinh kế của nông dân trồng lúa”, ông Saran tuyênbố, cho rằng lo ngại của Ý liên quan đến các yếu tố trên thị trường toàn cầu và không liên quan đến gạo Campuchia. “Giá gao giảm không chỉ tác động tới riêng thị trường Ý mà là vấn đề toàn cầu. Chúng tôi chỉ xuất khẩu gạo thơm và với lượng không lớn như Ý đề cập”.

Thị phần của Campuchia trên thị trường EU tăng từ 13% trong 5 năm trước lên 21% hồi năm ngoái, theo EU cho hay. Trong khi đó, thị phần thị trường gạo của các nhà sản xuất gạo châu Âu giảm từ 52% xuống còn 32% trong cùng kỳ xem xét. Nông dân sản xuất gạo tại Ý khiếu nại về nhập khẩu gạo Campuchia từ năm 2014 đến nay nhưng đây là lần đầu tiên Ủy ban châu Âu tiến hành một cuộc điều tra chính thức. Các quy định của EU nêu rõ việc điều tra phải kết thúc trong vòng 1 năm kể từ ngày bắt đầu là 16/3 vừa qua.

Theo Phnom Penh Post

 

 



Báo cáo phân tích thị trường