Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Tin vắn ngành chăn nuôi ngày 4/4
04 | 04 | 2018
Thịt gà Thái Lan tái xuất thị trường Trung Quốc. Thương mại thịt gia cầm toàn cầu sẽ biến động mạnh trong năm 2018. CP Việt Nam đầu ư vào dự án xuất khẩu 100 triệu con gà. Tiêu dùng thức ăn cho tôm tại Indonesia giảm 13,2%. Thái Nguyên tăng cường an toàn thực phẩm.

Thịt gà Thái Lan tái xuất thị trường Trung Quốc

Thái Lan đã xuất chuyến hàng 14 container thịt gà đầu tiên, trị giá 1,1 triệu USD sang tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Trung Quốc đã cấm nhập khẩu thịt gà từ Thái Lan sau đợt bùng phát dịch cúm gia cầm năm 2004. Ren Yisheng, nhà tư vấn của Trung Quốc cho Thái Lan phát biểu: “Trung Quốc đang theo dõi sát sao sự phát triển của các hệ thống kiểm soát ngành gia cầm Thái Lan”. Niwat Sutemechaikul, phó tổng thư ký Bộ Nông nghiệp và Hợp tác Nông nghiệp Thái Lan cho biết thịt gà chiếm 85% tổng xuất khẩu thịt của Thái Lan, cho biết thêm hệ thống chăn nuôi gà của Thái Lan đang cải thiện để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. 7 công ty Thái Lan đã được cấp phép xuất khẩu thịt gà đông lạnh sang Trung Quốc.

Thương mại thịt gia cầm toàn cầu sẽ biến động mạnh trong năm 2018

Theo báo cáo thị trường thịt gia cầm quý 2/2018 của Rabobank, mặc dù thị trường thịt gia cầm toàn cầu diễn biến tích cực trong quý 1/2018, thị trường có thể sẽ biến động mạnh trong những tháng sắp tới. Trong số các yếu tố sẽ tác động lên thương mại thịt gia cầm toàn cầu, bao gồm những hạn chế sắp tới liên quan đến dịch cúm gia cầm và các hạn chế nhập khẩu thịt gà của EU đối với Brazil, một trong những nước xuất khẩu thịt gia cầm lớn nhất thế giới. Các yếu tố tiềm năng khác bao gồm khả năng ban lệnh cấm xuất khẩu gây bất ngờ sang Saudi Arabia, cuộc điều tra chống bán phá giá của Trung Quốc đối với gia cầm từ Brazil và các đợt đàm phán lại NAFTA có thể gây biến động thương mại thịt gia cầm Bắc Mỹ.

CP Việt Nam đầu ư vào dự án xuất khẩu 100 triệu con gà

CP đang đầu tư vào cơ sở chăn nuôi gà thịt và chế biến thịt gà hiện đại tại tỉnh Bình Phước. Dự án được thiết kế để sản xuất 100 triệu gà thịt hàng năm để phục vụ cả thị trường nội địa và xuất khẩu. Ông Vũ Anh Tuấn, phó tổng giám đốc CTCP Chăn nuôi CP Việt Nam cho biết trong giai đoạn 1, công ty sẽ sản xuất 1 triệu con gà thịt mỗi tuần, có giá trị đầu tư xấp xỉ 250 triệu USD và dự kiến bắt đầu hoạt động từ năm 2020. Ông Vũ Anh Tuấn cho biết công ty hiện có khách hàng tại Nhật Bản và với giá gà Việt Nam so với Thái Lan, Việt Nam có lợi thế cạnh tranh tương đương.

Tiêu dùng thức ăn cho tôm tại Indonesia giảm 13,2%

Theo Hiệp hội các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi Indonesia (GPMT), tiêu dùng thức ăn cho tôm năm 2017 của nước này giảm 13,2% so với với mức tiêu dùng 380.295 tấn trong năm 2016. Haris Muhtadi, người đứng đầu bộ phận nuôi trồng thủy sản tại GPMT, nguyên nhân chính là do Central Proteina Prima, nhà sản xuất tôm lớn nhất Indonesia, thay đổi chiến lược bằng cách cho phép các nông dân đối tác của công ty trở thành các nông dân độc lập. Trước đây, các trang trại nuôi tôm của côn gty tiêu dùng khoảng 100.000 tấn thức ăn cho tôm hàng năm. Một nguyên nhân khác là một số khu vực sản xuất tôm bị tác động của dịch đốm trắng.

Thái Nguyên tăng cường an toàn thực phẩm

CTCP Hương Nguyên Thịnh vừa khởi công lò giết mổ lợn và gia cầm lớn nhất tại Thái Nguyên, thành phố cách Hà Nội 70km. Lò mổ này có 4 dây chuyền giết mổ lợn và 1 dây chuyền giết mổ thịt gà với công suất tối đa 500 con/ngày. Dự án này là một trong những nỗ lực của tỉnh Thái Nguyên nhằm giảm các lò giết mổ thủ công, ngăn chặn lây lan dịch bệnh, cải thiện các điều kiện giết mổ và môi trường để đảm bảo an toàn thực phẩm cho Thái Nguyên và khu vực miền Bắc Việt Nam. “Động vật được giết mổ tại đây có thể truy xuất, được giám sát chặt chẽ và do cơ quan thú y kiểm tra”, theo ông Hoàng Công Bằng, phó giám đốc Hương Nguyên Thịnh cho biết. Thái Nguyên đặt mục tiêu giảm 30% giết mổ hộ gia đình, thay thế bằng 6 lò mổ tập trung.

Theo Asian Agribiz (gappingworld.com)

 

 



Báo cáo phân tích thị trường